Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

CÂY MÍA TÍM

Ăn mía tím, nhớ cái thời “ngô nghê”!

authorNguyễn Hoàng Duy  
Sự kiện: Hương quê

(D V) Tuổi thơ tôi không êm đềm, mà dữ dội như dòng sông đục ngầu phù sa trước nhà. Sóng lúc nào cũng cuộn trào bởi những chiếc tàu, ghe qua lại. Ngày đó nhà tôi nghèo nhất xóm. Khác với bọn trẻ cùng trang lứa, tôi rất hiếm khi có được món quà, tấm bánh mỗi ngày.

Nhiều bạn tôi khi ấy luôn được quà, có khi là một ổ bánh mì, gói xôi, bánh da lợn, bánh tằm mì... hay đại khái là những món được mua ngoài chợ. Còn nhà tôi, thay vì sáng sớm mẹ xách giỏ đi chợ thì lại mang lưỡi hái ra đồng gặt lúa, cắt cỏ. Thức ăn trưa được mẹ mang về từ đồng, chứ không phải ở chợ. Khi thì con cá rô, cá sặc, có lúc lại là trứng vịt đẻ rớt khi chạy đồng...
 an mia tim, nho cai thoi “ngo nghe”! hinh anh 1
Bãi mía tím sau nhà tôi.
Không có quà bánh, nhưng không có nghĩa là tôi thèm thuồng. Quanh nhà thiếu gì thứ để ăn. Rảnh rỗi, tôi đi hái quả nhãn lồng, chuối chín bói trên cây hay quả ổi sẻ đỏ au. Buồn cười nhất có khi sáng sớm trèo cây hái ổi nhai ngấu nghiến. Kết quả dạ cồn cào, đau bụng nằm thườn thượt. Nhưng rồi lại cứ muốn ăn vì buồn miệng, vì nghịch ngợm.  
Ngày đó, Tôi thích nhất là ăn mía tím. Sau nhà mẹ có trồng liếp mía tím để bán kiếm tiền chợ. Có hôm nghĩ đến mía, vừa đi học về, điều đầu tiên tôi làm là mang dao ra bãi mía để tìm cây to mập. Khi đã chặt sạch góc, ngọn, tôi chặt thành khúc, rồi cứ thế đưa lên miệng mà xước.
 an mia tim, nho cai thoi “ngo nghe”! hinh anh 2
Mía tím, còn được gọi là mía ngự.
Mía tím ngọt dịu, vỏ và thịt thì mềm, nên dù hàm răng non nớt của trẻ con như tôi vẫn không bị tổn thương. Ăn thô chán chê, tôi róc vỏ, tiện thành khẩu nhỏ rồi bỏ vào thau ướp lạnh. Ngày đó tủ lạnh là thứ xa xỉ. Nước đá khá đắt vì cả huyện chỉ có hai nhà máy nước đá nên chỉ dùng làm giải khát là chính. Nhưng muốn ngon nên tôi dùng số tiền bán được từ việc cắt rau muống để mua nước đá về ướp vào thau nhôm.
Những bữa như vậy, tôi gọi lũ bạn trong xóm đến cùng ăn chung cho rôm rả. Mía tiện ướp nước đá mà chấm với muối ớt ngày đó thú vị vô cùng. Ngoài vị ngọt đặc trưng còn có vị cay của ớt, mặn của muối và chát chát của phần vỏ róc còn vương lại. Ngoài ra, mía tím để nguyên rễ, có thể ngâm dưới nước 2-3 ngày rồi mang lên róc ăn. Mía sẽ thơm mùi nước và cả vị phù sa của làng quê thanh bình.  
Giờ mỗi lần dùng mía tím, tôi lại bắt gặp tuổi thơ dữ dội và thân thương của mình trong đó. Bãi mía tím sau nhà vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Nghĩ đến mà nhớ má, nhớ nhà da diết quá đi thôi!

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

ĐẬU HŨ - GIẢI NHIỆT MÙA HÈ

Món tào phớ của ba miền Bắc – Trung – Nam có gì khác?

authorTheo Tuệ Linh/ Báo ngaynay  
Sự kiện: Ẩm thực Việt

(D V) Cùng là một món ăn với nguyên liệu giống nhau nhưng ở ba miền, tào phớ lại có mùi vị riêng mà người ta khó thể quên.


Chẳng nhớ tào phớ có xuất phát ở đâu, có người đồn rằng đồ ăn này có nguồn gốc từ Trung Hoa với tên gọi Tofu nhưng ở Việt Nam thì món ăn này cũng có từ lâu lắm rồi.
Tào phớ hay còn gọi là tàu phở, tàu hủ, đậu hũ nước đường… được làm từ đậu tương. Khi ăn pha thêm nước đường vừa miệng, có vị ngọt mát, thơm nhẹ là món từ người già đến trẻ nhỏ yêu đều yêu thích.
Ở Hà Nội, người ta bắt gặp những gánh tào phớ rong của các bà các mẹ khắp các con phố. Tào phớ được đựng trong những chiếc thùng cao bên trên có nắp đậy. Một bên là nước đường pha có thơm mùi hoa nhài dìu dịu.
 mon tao pho cua ba mien bac – trung – nam co gi khac? hinh anh 1
Người ta dùng muỗng gạt từng thìa tào phớ mỏng vào bát sao cho miếng tào phớ vẫn còn sánh rồi chan thêm nước đường, cho thêm vài giọt dầu chuối, vài cục đá viên là đủ để xua tan cái nóng mùa hè, khiến người ăn cảm thấy vô cùng thoải mái.
Đó là ở miền Bắc còn miền Trung, tào phớ lại được gọi bằng cái tên khác đậu hũ. Đậu hũ miền Trung hơi khác so với tào phớ miền Bắc. Đậu hũ miền Trung có thêm chút gừng giã dập hoặc xắt lát bỏ vào khiến bát đậu hũ thơm hơn bình thường. Ở Huế, khi ăn đậu hủ thường không chan ngập nước đường như ở Hà Nội mà tùy theo yêu cầu của khách hàng người bán hàng sẽ rắc đường lên trên hoặc không.
 mon tao pho cua ba mien bac – trung – nam co gi khac? hinh anh 2
Miền Trung đã vậy, miền Nam món ăn này lại có một tên gọi khác là tàu hũ. Tàu hũ miền Nam đặc hơn, sánh hơn, có thể có cả nước cốt dừa cho thơm. Ở Sài Gòn, cách thưởng thức tàu hũ cũng rất sáng tạo, không chỉ phổ biến cách ăn thông thường như ở miền Bắc và miền Trung, mà còn phổ biến nhiều cách thưởng thức khác như là tàu hũ dầm với nước đá, nước dừa… gọi là tàu hũ đá. Có những nơi họ còn ăn tàu hũ với nhiều món phụ khác như trân châu, thạch, hạt sen, long nhãn nữa.
 mon tao pho cua ba mien bac – trung – nam co gi khac? hinh anh 3
Dù có sự khác nhau ở mỗi miền nhưng món ăn làm từ đậu nành vô cùng đơn giản này vẫn luôn thu hút mọi thực khách.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

LỚN LÊN TỬ NƯỚC NẤU CƠM SÔI .

Ngọt bùi nước cơm sôi

authorCúc Tần (DV)  

(D V) Hồi má tôi còn sống, lâu lâu tôi nhõng nhẽo đòi má cho uống nước cơm sôi. Má lụm cụm vo sơ gạo trong cái nồi xi kên, cho khá nhiều nước lạnh vào trước khi bắc lên bếp lửa.


         Cơm sôi lụp bụp đậy nắp vung, má hai tay cầm giẻ bếp, nghiêng miệng nồi vào cái tô để chắt nước cơm. Sau đó, má đặt nồi cơm lên bếp, giở nắp vung, dùng đũa bếp xơ cơm. Đậy nắp vung xong, má cho vào tô nước cơm sôi lượng đường cát vàng vừa đủ ngọt, tôi húp một cách khoái trá.
 ngot bui nuoc com soi hinh anh 1
Nước cơm sôi, gợi nhớ một thời nuôi tôi khôn lớn.  (Ảnh: ĐỨC KHÁNH)

              Nhìn tôi húp nước cơm sôi một cách hả hê, má tôi cười, mắng: “Tổ cha mầy!”. Rồi má nhắc chuyện “đời xưa” mà tôi đã nghe không biết bao nhiêu lần những khi được uống nước cơm sôi. Rằng, hồi tôi chào đời là lúc kinh tế cả nước trong cơn thắt ngặt mà người ta gọi là thời “bao cấp”. Bấy giờ người dân được nhà nước phân phối từ cây kim sợi chỉ đến những mặt hàng thiết yếu theo định lượng ít ỏi. Sữa bò là món hàng “xa xỉ”. Nhà nghèo, không đủ tiền mua sữa, nội tôi phải chắt nước cơm sôi pha đường, giặm thêm chút muối đút tôi uống. Tôi lớn lên theo thời gian với nước cơm sôi pha đường.

Không cả sữa bò, chỉ với nước cơm sôi pha chút đường mà tôi lớn phổng phao, thế mới ngộ. Ai cũng khen tôi đẹp gái. Không biết có phải vì uống quá nhiều nước cơm sôi mà trong tôi lúc nào (khi đã lớn, lúc má mãn phần) cũng thòm thèm chất nước hơi sệt béo ngọt kia? Bẵng đi một thời gian, khi đã lớn, với việc đi học xa nhà; sau này lại làm việc nơi cơ quan cùng bao nhiêu phức tạp trong đời sống, vẫn không làm sao xóa nhòa chất nước “linh diệu” kia trong tôi. Tôi vẫn thèm!

              Ngày nay, cuộc sống ồn ào, náo nhiệt, cuốn theo vòng xoáy thời gian với bao nỗi lo toan cơm áo, gạo tiền…, chính vì thế nồi cơm điện luôn hiện hữu trong tất cả gia đình bởi tính tiện lợi của nó. Bao năm về lại quê nhà, hình bóng người mẹ già cặm cụi chắt chiu từng giọt nước cơm nuôi con khôn lớn ngày nào, giờ đây vẫn không phai mờ trong tôi...

TRẢ LẠI THOÁNG MÂY BAY (Hoàng Thanh Tâm) - Quang Tuấn