Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Thác Pa Sỹ -Măng Đen


Kon Tum: Thác Pa Sỹ – “Nàng tiên” của đại ngàn Măng Đen

Cách trung tâm Thành phố Kon Tum gần 60 km về phía Đông Bắc, thác Pa Sỹ là một nét chấm phá mới thuộc khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen – điểm khởi đầu cho tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”.
Vùng đất truyền thuyết
Thác Pa Sỹ nằm trong khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng làng đồng bào dân tộc Kon Tu Rằng (còn gọi là khu Du lịch Thác Pa Sỹ), thuộc địa phận xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Đây là vùng đất gắn với truyền thuyết
“Bảy hồ, ba thác” của người dân trong vùng. Theo những câu chuyện truyền miệng của đồng bào Mơ Nâm, người dân vùng Măng Đen (tiếng Mơ Nâm là T’Măng Deeng) năm xưa phạm phải luật cấm của trời nên 7 ngôi làng chìm trong hố lửa rồi biến thành 7 hồ nước và 3 thác nước kỳ vĩ. Trong 3 ngọn thác Pa Sỹ, Đak Ke và Đak Pne, Pa Sỹ là ngọn thác lớn nhất của vùng đất này, được tạo thành từ 3 ngọn suối lớn nhất Măng Đen, trong đó có thác Pa Sỹ. Cái tên này là do người Kinh đọc chệch đi từ tên gốc Pau Suh của đồng bào bản địa nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại 1 dòng.
Trong cái nắng hanh hao của vùng đất cao nguyên, vùng đất truyền thuyết Pa Sỹ làm “hồi sức” bước chân của mọi phượt thủ. Ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, cái lạnh nhè nhẹ và không khí trong lành của đại ngàn nguyên sơ của Măng Đen, được ví như một “Đà Lạt” của Kon Tum, mang lại cảm giác sảng khoái, thư thái vô cùng. Con đường tới thác là lối đi giữa rừng nguyên sinh, cây xanh tỏa mát quanh năm. Ở nơi đây, vườn tượng gỗ với hơn 100 bức tượng được làm nên từ các bàn tay nghệ nhân người bản địa vẫn bền bỉ cùng mưa nắng. Các tượng gỗ mang đủ mọi sắc thái, tái hiện sinh động và chân thực đời sống văn hóa của các tộc người địa phương, từ ý nghĩa tín ngưỡng, tâm linh như lễ bỏ mả, lễ ăn trâu, tới những hình ảnh đời thường dung dị như mẹ địu con, uống rượu cần, dệt vải… đã trở thành một bảo tàng ngoài trời thu nhỏ, giới thiệu văn hóa truyền thống bản địa.
thac-pa-sy-nang-tien-cua-dai-ngan-mang-den-kon-tum
Du khách phải xuyên qua rừng, xuống những bậc thang đá gập ghềnh. Độ dốc và sự không đồng đều của các bậc thang đòi hỏi người đi phải thận trọng, bám chắc dãy lan can gỗ lần từ từ xuống chân thác. Con đường này chắc chắn sẽ gây không ít khó khăn nhưng vẻ đẹp dịu dàng của “nàng tiên giữa đại ngàn” sẽ không phụ sự kỳ vọng của du khách. Ẩn mình giữa rừng nguyên sinh bạt ngàn, từ xa đã nghe thấy tiếng thác đổ ào ào. Đẹp nhất là những tháng Tây Nguyên vào mùa mưa, nước trong những khe nhỏ chảy róc rách về suối, nước đổ nhiều hơn càng vang vọng âm thanh của núi rừng. Đứng tại cây cầu vắt ngang hồ nước, ngước lên nhìn dòng thác cao tới 40 m đang tung bọt trắng xóa, không ai không ấn tượng và thấy mình nhỏ bé trước không gian cao rộng, hoang sơ, hùng vĩ chung quanh.
Trải nghiệm một phần Tây Nguyên
Khu du lịch Thác Pa Sỹ có tổng diện tích 25 ha, mới chính thức được đưa vào khai thác từ ngày 14/3/2014. So với các thác nước khác ở Tây Nguyên đã được đưa vào phục vụ du lịch từ trước, cơ sở hạ tầng của khu du lịch thác Pa Sỹ chưa hiện đại bằng, nhưng tính “ít dấu ấn nhân tạo” hơn, điều đó lại làm cho du khách cảm thấy hấp dẫn.
Ngay dưới chân thác Pa Sỹ có những nhà chòi nhỏ cho du khách nghỉ ngơi, ngắm thác và thưởng thức những đặc sản của núi rừng Tây Nguyên. Đó có thể là một miếng cơm lam thơm lừng, nóng hổi, một đĩa thịt gà đồi xé tay đặt cạnh bát muối tiêu cay xè, vài trái cây rừng hơi chua chua bổ sung cho vị ấm nồng của rượu cần. Cũng có khi ngồi nhâm nhi một ly café đậm đà đúng chất Tây Nguyên trong cái se lạnh của sớm mai, ngắm những ngôi nhà rông và nhà sàn thấp thoáng xa xa.
Làng Kon Tu Rằng bao bọc lấy vùng thác Pa Sỹ là không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Mơ Nâm. Người dân trong làng vẫn giữ gìn một số bản sắc văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng như: làm rượu cần, đan lát gùi, reo, giỏ để phục vụ sản xuất, sinh hoạt gia đình, chế biến những món ăn từ tự nhiên như cá sông, rau, củ rừng, gà rừng… theo đúng hương vị truyền thống. Tại đây, du khách có thể giao lưu cồng chiêng, đốt lửa trại và tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, nghỉ lại trong nhà sàn truyền thống. Vào những dịp lễ hội, du khách có thể cùng vui chung bà con. Nếu đến đây vào đúng dịp thu hoạch mùa màng, du khách có thể tới những vườn rau sạch, hoa trái để cùng trải nghiệm “một ngày làm nông dân”, mang về những giỏ rau tươi, những bó hoa ly, tulip, lay ơn, lan hồ điệp… về làm quà.
Chính phong cảnh mộc mạc, hùng vĩ nhưng yên bình, trong mát, cùng với đó là sự hòa hợp giữa thiên nhiên – giá trị văn hóa độc đáo của cư dân bản địa tại khu du lịch thác Pa Sỹ đã, đang đem đến những trải nghiệm bất ngờ, đầy thú vị cho các du khách./.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

món thịt ba chỉ

Lạ miệng với món thịt ba chỉ cuộn lá móc mật chiên giòn

authorNguyên Thảo (Ảnh: FB Hoa Phạm)  

(D V) Lá móc mật (có nơi gọi là là mắc mật, mác mật) có mùi thơm dễ chịu, là gia vị tạo nên hương thơm hấp dẫn cho nhiều món ăn, trong đó có món thịt ba chỉ cuộn lá móc mật chiên giòn.

   
  •  
Nguyên liệu làm thịt ba chỉ cuộn lá móc mật chiên giòn:
 la mieng voi mon thit ba chi cuon la moc mat chien gion hinh anh 1
-  400g thịt ba chỉ
-  Hành khô, tỏi: mỗi thứ 1 củ
-  100g lá móc mật (hay lá mắc mật, mác mật)
- Tăm nhọn
- Gia vị: Ngũ vị hương, muối, đường, hạt tiêu, dầu ăn
Cách làm thịt ba chỉ cuộn lá móc mật chiên giòn:
- Bước 1 (sơ chế các nguyên liệu): Lá móc mật rửa sạch, để ráo nước, sau đó vẩy sạch nước thật khô. Hành, tỏi bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
 la mieng voi mon thit ba chi cuon la moc mat chien gion hinh anh 2
Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng dày vừa ăn (cỡ ngón tay cái). Ướp thịt với 1 thìa muối, 1 thìa đường,  ½ thìa hạt tiêu và hành, tỏi băm nhỏ trong 30 phút.
 la mieng voi mon thit ba chi cuon la moc mat chien gion hinh anh 3
- Bước 2: Cuộn từng miếng thịt vào lá mắc mật rồi xiên chặt vào tăm nhọn (để tiết kiệm tăm, mỗi que bạn có thể xiên được 2 đến 3 miếng thịt cuộn trong lá mắc mật). Làm như vậy cho đến khi hết số thịt và lá mắc mật là được.
 la mieng voi mon thit ba chi cuon la moc mat chien gion hinh anh 4
- Bước 3: Bắc chảo lên bếp, cho vào 3 thìa dầu ăn đun nóng già rồi thả thịt vào chiên. Để lửa nhỏ, chiên thịt đến khi chín vàng là được.
 la mieng voi mon thit ba chi cuon la moc mat chien gion hinh anh 5
Nên thưởng thức món thịt ba chỉ cuộn lá móc mật chiên giòn khi còn nóng. Món thịt ba chỉ cuộn lá móc mật chiên giòn chấm với gia vị tiêu chanh hoặc nước mắm hay sốt tương ớt chua ngọt cũng đều rất ngon.
Chúc các bạn thành công với món thịt ba chỉ cuộn lá móc mật chiên giòn này nhé!

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Dê rừng

Nhà giàu vượt núi săn dê rừng sạch làm đặc sản ăn Tết

authorTrần Quang  

(D Vt) Để có đặc sản ăn Tết, nhiều nhà giàu ở Ninh Bình đã không tiếc công tìm về các khu rừng để săn tìm dê núi sạch.


   
  •  
Nằm sâu trong thung lũng núi đá tai mèo hiểm trở, trang trại chăn nuôi dê, hươu bán hoang dã của “vua dê” đất cố đô Trịnh Văn Đàm (ở thôn 8, xã Đông Sơn, TP.Tam Điệp, Ninh Bình) cứ vào giáp Tết lại đắt khách.
Anh Đàm cho biết hiện đang nuôi gần 200 con, gồm cả dê giống và thương phẩm, chủ yếu là dê cỏ truyền thống và dê lai, Bách Thảo. “Đến nay, đã có nhiều khách trong và ngoài thành phố, cả những người có "máu mặt" tìm vào đặt hàng nhiều dê để liên hoan cuối năm và làm đặc sản ăn Tết” – “vua dê” tiết lộ.
 nha giau vuot nui san de rung sach lam dac san an tet hinh anh 1
Anh Đàm bên đàn dê trong thung lũng núi đá của gia đình
Anh Đàm cũng cho biết, do trong trang trại không có sóng điện thoại mà chỉ khi nào vợ anh ra ngoài phố đi chợ thì khách gọi mua dê mới liên lạc được, nên chủ yếu phần lớn khách quen biết đường vẫn thường tự leo núi tìm vào tận nơi để chọn, mua dê cho ưng ý.
Với thâm niên hơn 20 năm sống và chăn nuôi trong thung lũng, anh Đàm khoe dê của anh luôn đắt hàng, bởi lẽ dê được chăn nuôi trong lung lũng núi đá tự nhiên, được ăn nhiều lá cây thuốc quý nên thịt dê săn chắc, ngon và rất thơm, giá lại vừa phải chỉ từ 160.000 đến 180.000 đồng/kg dê hơi, nên bất kể có việc liên hoan, hiếu hỷ hay cần đặc sản ăn Tết là các gia đình có điều kiện ở địa phương đều tìm vào tận nơi mua.
 nha giau vuot nui san de rung sach lam dac san an tet hinh anh 2
Đàn dê giống rất đẹp trong trang trại của anh Đàm
Theo anh Đàm, trên cả nước có nhiều tỉnh thành nuôi dê, nhưng chỉ duy nhất ở núi đá vôi Ninh Bình mới nổi tiếng về dê. Đặc biệt, dê ở đây được chăn thả trên các núi đá vôi tự nhiên với 4 mùa cây cối, nhất là cây lá thuốc chiếm 50%, quanh năm xanh tốt, khi dê ăn vào sẽ tạo cho thịt săn chắc, bổ dưỡng, tăng cường bản lĩnh đàn ông. “Dù nổi tiếng về dê, nhưng hiện tại, việc chăn nuôi dê tại các xã, huyện trên địa bàn còn manh mún, vì thế mà đàn dê hàng năm chỉ cung cấp được 20% nhu cầu trong tỉnh, nên phần lớn vẫn phải nhập dê ngoài nhiều” – anh Đàm chia sẻ.
 nha giau vuot nui san de rung sach lam dac san an tet hinh anh 3
Đàn dê của anh Đàm con nào cũng đẹp, săn chắc
Cùng ở vùng nổi tiếng về nuôi dê, ông Nguyễn Hùng Vương (ở xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) cho biết: Bà con chúng tôi ở đây nuôi dê 100% hoang dã, đến giờ đã có nhiều khách hàng gọi điện đặt hàng, nhưng phải chờ đến tháng 12 âm lịch họ mới vào cùng chủ nuôi tìm lên núi đá, vây bắt nhiều ngày mới được. “Có nhiều lần khách đại gia là Giám đốc một số danh nghiệp trong tỉnh đặt tiền, nhưng khi đi bắt không được, đành phải trả tiền lại là chuyện bình thường” – ông Vương chia sẻ.
Là khách hàng quen của anh Đàm, ông Trần Văn Công ở TP.Tam Điệp (Ninh Bình) hiện đang công tác trong ngành khai thác khoảng sản ở tỉnh cho biết: “Do bạn bè, đối tác đông nên cứ vào Tết, tôi lại tìm vào đặt 2 con dê của anh Đàm, mỗi con khoảng 30kg, tính ra chi phí chỉ trên dưới 10 triệu đồng, nhưng tôi có được dê sạch ăn Tết, chuẩn an toàn hơn đặt các nhà hàng”.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

bánh khoai lang



Cách làm bánh khoai lang giòn rụm, ăn mãi không chán

authorNguyên Thảo (tổng hợp)  

(D V) Bánh khoai lang là một trong những món bánh quen thuộc của nhiều người, nhiều gia đình, đặc biệt vào những ngày mưa rét đầu mùa như hôm nay. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách làm bánh khoai lang giòn rụm, ăn mãi không chán.

Nguyên liệu làm bánh khoai lang:
 cach lam banh khoai lang gion rum, an mai khong chan hinh anh 1
- Khoai lang 500g ( khoảng 3, 4 củ to, chọn củ khoai còn cứng, tươi, vỏ không có lỗ đen không bị thâm, dập hay bị nứt).
-100g bột mì
-50g bột chiên giòn
-100g đường
- 1 túi sữa tươi
-Bột canh, dầu ăn
Cách làm bánh khoai lang:
Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): - Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi chỉ, ngâm vào một chậu nước muối lạnh pha loãng để khoai không bị thâm và có độ giòn hơn khi rán. Ngâm khoai trong nước muối loãng khoảng 20 phút sau đó vớt ra rổ, để ráo nước.
 cach lam banh khoai lang gion rum, an mai khong chan hinh anh 2
Bước 2: Đổ bột chiên, bột mỳ vào một bát lớn, trộn đều cho thêm đường và 1 thìa cà phê muối, và túi sữa tươi, sau đó đảo đều. Tiếp đến bạn cho thêm nước vào, vừa cho vừa quấy đều tay, đánh bột tan đều tới khi quấy bột nhẹ tay thì dừng lại. (Chú ý cho một lượng nước vừa đủ sao cho hỗn hợp thu được không quá đặc, không quá loãng).
Bước 3: Cho khoai đã thái vào bột vừa pha vừa trộn đều.
 cach lam banh khoai lang gion rum, an mai khong chan hinh anh 3
Bước 4: Đặt chảo sâu lòng lên bếp đổ dầu ăn vào đun nóng già, múc hỗn hợp khoai +bột cho vào chảo chiên vàng đều hai mặt. Đun nhỏ lửa để bánh chín đều không bị cháy. Bánh chín vớt vào rổ có giấy thấm dầu để hút bớt dầu trong bánh.
 cach lam banh khoai lang gion rum, an mai khong chan hinh anh 4
Chỉ vài bước đơn giản, bạn đã có ngay một đĩa bánh khoai lang rán vàng giòn rụm. Bạn có thể thưởng thức bánh khoai lang với tương ớt.
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh khoai lang này nhé!