Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

 


RỪNG ĐẶC DỤNG CHƯMOMRAY - TỈNH KONTUM

 RỪNG ĐẶC DỤNG CHƯMOMRAY - TỈNH KONTUM



Từ TP. Kon Tum, chúng tôi theo hướng biên giới Tây Nam để đến với rừng quốc gia Chư Mom Ray trên địa bàn hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi.
Cung đường đẹp nên chỉ chừng 30 phút xe đã đến thị trấn Sa Thầy khá sầm uất, và chỉ đi thêm 8km theo tỉnh lộ 675a đã bắt đầu thấy núi rừng Tây Nguyên trước mắt, với ngọn Chư Mom Ray hùng vĩ mà chiều hôm trước ở Kon Tum, chúng tôi đã được ngắm đỉnh núi này ẩn sau khói sương huyền ảo.
Tọa lạc ngay cổng vào rừng quốc gia Chư Mom Ray là nhà lưới nhân giống lan rừng, nơi đã nhân giống thành công khoảng 120 loài lan rừng, với những loài rất quý hiếm như dã hạc, hoàng phi hạc, long tu lào. Hệ sinh thái bao quanh chân núi gồm 12 kiểu rừng (theo thuật ngữ lâm sinh), đặc biệt là đồng cỏ Ia Bốc diện tích 16.772km2 – một thung lũng đẹp với nguồn nước khoáng mặn thường thu hút các loài thú bộ móng guốc đến uống nước vào những đêm trăng.
Mùa này Sa Thầy nắng gió, hanh hao nhưng đi trong rừng khó thấy ánh nắng mặt trời chiếu xuống. Dưới tán rừng mênh mông, rợp bóng cây cối, không khí mát lạnh. Chim hót líu lo, rộn ràng trên những thân bằng lăng trắng, bằng lăng tím… Địa hình núi đồi xô lệch nơi đây tạo nên những thác nước cao trên 100m như thác Nàng Tiên, thác Bảy Tầng…
Những thác nước và những dòng suối nhỏ trong rừng làm nên đầu nguồn sông Sa Thầy. Hệ thống núi non ở đây ngoài đỉnh Chư Mom Ray cao 1.773m, có đỉnh Ngọc Win cao 1.480m, đỉnh Chư Đô 1.145m và nhiều ngọn núi khác thấp hơn.
Ngồi xe hơn một tiếng, chúng tôi bỗng lạc vào một tòa tháp lồ ô tại khu vực Ya Mô, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy. Hai bên đường, những thân lồ ô “nghiêng đầu” chụm vào nhau thành hình chóp nón. Lồ ô bạt ngàn, đu đưa theo gió như mời gọi du khách đến thăm rừng. Toàn bộ rừng quốc gia Chư Mom Ray có 17.000ha lồ ô, riêng ở Ya Mô có khoảng 2.000ha.
Xe tiếp tục băng qua con đường mòn, đến cách thác Bảy Tầng 700m mọi người phải xuống đi bộ trên hai con đường dẫn vào thác đã được kiểm lâm phát quang, một ngả men theo suối cho những ai thích mạo hiểm và một lối mòn dưới tán rừng cho những nhóm đi du lịch gia đình có trẻ nhỏ. Đường đi dưới tán rừng khá trơn trượt nên đoàn chúng tôi chậm rãi bước men theo dòng suối róc rách như tiếng hát reo, hòa với tiếng lá khô xào xạc.
Không gian trong lành, tĩnh lặng tạo cảm giác nhẹ tênh, thư thái. Lối đi vượt dốc lên mãi, những người ít kinh nghiệm và vội vã thường hay phải dừng chân nghỉ từng quãng ngắn, cũng là lúc ngước nhìn tán cây trên cao đến mỏi cổ, thoáng thấy chút ánh nắng le lói đậu trên lá bằng lăng, đinh hương… Thỉnh thoảng từ trên cao vọng xuống tiếng chim hồng hoàng tìm bạn, và âm thanh mơ hồ từ những chú sóc chuyền cành.
Đoạn đường dù ngắn nhưng đủ để thử sức dẻo dai của mỗi người. Những tảng đá nguyên sơ đồ sộ bên phải lối đi thường là nơi dừng chân sớm cho những du khách chưa đủ quyết tâm chinh phục.
Mất khoảng nửa giờ đồng hồ, chúng tôi mới đến được với tầng thứ nhất của thác, nơi dòng nước đổ xuống tạo thành những bọt tuyết trắng xóa, để cảm nhận sự thanh sạch của núi rừng. Lên đến tầng thứ bảy cảnh vật còn tuyệt vời hơn gấp nhiều lần. Dòng nước trắng xóa đổ từ trên cao xuống dưới ánh mặt trời thành một ánh bạc lung linh.
Những dòng chảy hiền hòa bên dưới in bóng cây cỏ, hoa lá, bầu trời, trông như một thế giới dưới nước, trong trẻo và thanh bình đến lạ. Thác Bảy Tầng còn có tên thác Khỉ, bởi mỗi khi vắng người là đàn khỉ có đến hàng trăm con lại kéo ra nô đùa.
Còn với du khách, không gì thú vị hơn sau khi vượt dốc, được ngả lưng tựa vào những tảng đá, thả đôi chân mệt mỏi cho dòng nước mơn man và ngắm nhìn không gian kỳ vĩ của đại ngàn Tây Nguyên.
Theo Baomoi

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

NỖI ĐAU MUỘN MÀNG


NỖI ĐAU MUỘN MÀNG


Mưa rơi là nước mắt tình đã phai rồi

Mây trôi là nỗi nhớ tiếc thương mà thôi

Hạnh Phúc sao mắt môi em còn chơi vơi

Sao trái tim anh còn chưa nguôi

Những xót xa một thời.


Mong manh đời như lá vàng úa trên cành

Long lanh giọt lệ ấm khóc cho tình xanh

Còn đấy bao tháng năm âm thầm em mang

Bao vấn vương cho đời thênh thang

Những nỗi đau muộn màng.


Em nhớ có mùa thu mây giăng lối

Cơn mưa buồn tóc rối ướt bờ môi

Em đã trao anh nụ hôn đầu vòng tay ấm vui

Anh hát cho em bài tình ca đôi mươi.


Lang thang tìm đâu thấy người đã đi rồi

Mênh mang đường phố vắng bước chân lẻ loi

Người hỡi em có nghe lá vàng rơi rơi

Em có hay khi mùa thu tới

Ta mất nhau một đời.

 

Ngô Thụy Miên

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

MỘT THỜI HỌC SINH TRƯỜNG HOÀNG ĐẠO KONTUM.


                                         MỘT THỜI HỌC SINH







                                         LTKh KonTum

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

TRƯỜNG XƯA NHỚ MÃI !

TRƯỜNG XƯA NHỚ MÃI !


TUNG CÁNH CHIM KHẮP BỐN PHƯƠNG TRỜI
NHỚ VỀ TỔ ẤM VƯỢT TRÙNG KHƠI
GẶP MẶT NHAU ĐÂY MIỀN PHỐ NÚI
MÂY ÔM NÚI ĐỒI CHIỀU BUÔNG LƠI...

CÓ PHẢI LÀ NƠI ĐÂY LẦN CUỐI
MÌNH GẶP NHAU NHỚ HOÀNG ĐẠO XƯA
TRƯỜNG NĂM CŨ GIỜ TRONG KÝ ỨC
KỂ NHAU NGHE BIẾT MẤY CHO VỪA...

CÙNG NHAU HỘI TRẠI ĐÔNG  VUI QUÁ
TIẾNG ĐÀN CA HÒA GIÓ MÂY BAY
BẬP BÙNG ÁNH LỬA TRONG MÔI MẮT
TIM NỞ NỤ CƯỜI LỆ THOÁNG CAY...

THẦY CÔ GIỜ TÓC MÀU MÂY NÚI
TRÒ NAY GIỜ CŨNG ĐIỂM PHA SƯƠNG
THẤY TRONG NHAU MỘT THỜI TUỔI TRẺ
HOÀNG ĐẠO XƯA ÁO TRẮNG SÂN TRƯỜNG...

NGHIÊNG MÌNH NHỚ THẦY CÔ NẰM XUỐNG
BẠN CỦA MÌNH CÓ ĐỨA RA ĐI
NHƯ NẮNG CHIỀU QUA BÊN KIA NÚI
VỀ VỚI MÂY TRỜI NHỚ KHÔN NGUÔI ...

MEN RƯỢU NỒNG AI TỈNH AI SAY
NHỚ VỀ NHAU NHỮNG PHÚT GIÂY NÀY
BẠN CŨ TRƯỜNG XƯA THẦY CÔ MẾN
TAY BỖNG NGẬP NGỪNG TAY NẮM TAY...

RỒI MAI NÀY MỖI ĐỨA MỘT NƠI
BẠN Ở NƠI ĐÂY, TÔI PHƯƠNG TRỜI
  KỶ NIỆM TRƯỜNG XƯA LƯU DẤU LẠI
TRONG TIM MỖI NGƯỜI TRONG TIM TÔI ...

QUANG NGUYỄN (KHỐI 10 HOÀNG ĐẠO KONTUM)

ẢNH : PHAN VẤN

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

ẢNH NGÀY XUÂN CANH TÝ - 2020

ẢNH NGÀY XUÂN CANH TÝ - 2020


                  KIỀU THỊ LỢI
                KIỀU THỊ LỢI

                      KIỀU THỊ LỢI

                            KIỀU THỊ LỢI - LÊ KHẢI HOÀN
                              KIỀU THỊ LỢI - LÊ KHẢI HOÀN

                               KIỀU THỊ LỢI - LÊ KHẢI HOÀN
                                     - LÊ KHẢI HOÀN
                                        - LÊ KHẢI HOÀN
                                          KIỀU THỊ LỰU

                                     KIỀU THƯƠNG VŨ - PHẠM NGỌ
                                            KIỀU THƯƠNG VŨ - PHẠM NGỌ

                                        KIỀU THƯƠNG NGUYÊN

                                           KIỀU THƯƠNG NGUYÊN
                                     KIỀU THƯƠNG NGUYÊN

                                 KIỀU MY


Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2020 - CANH TÝ

Thiếp chúc mừng năm mới
YEAR OF WHITE METAL RAT ( NĂM CỦA CON CHUỘT BẠCH KIM )
                Năm mới là thời gian của gia đình, của hạnh phúc, của những lời chúc phúc. Hãy dành tặng cho người thân và bạn bè những lời chúc đặc biệt nhất: Những lời chúc hay, dí dỏm và độc đáo sẽ làm cho chúng ta cảm thấy vui vẻ hơn, thoải mái hơn và ấm áp hơn.
                Năm Kỷ Hợi 2019 đã qua, để lại cho chúng ta bao dấu ấn tốt đẹp, đất nước đang tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế tăng nhanh, xã hội ổn định, văn hóa không ngừng phát triển. Năm mới Canh Tý 2020 đang đến gần, mở ra một triển vọng mới; dù phía trước còn không ít khó khăn, thách thức, song  vì hạnh phúc của mỗi chúng ta, vì sự phát triển, phồn vinh của đất nước hãy gửi cho nhau những lời chúc coi như những lời hứa cho một năm mới để cùng vượt qua những khó khăn thách thức gặt hái những thành công trong năm 2020
                Chúc năm mới tốt đẹp nhất, chúc quê hương, đất nước thanh bình, thịnh vượng, nhà nhà ấm no, người người mạnh khỏe, hạnh phúc.
                                                                                                           LTKhkontum

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Nhà thơ của phố núi Kon Tum

Nhà thơ của phố núi KonTum

(BÁOMỚI.COM)
             Kon Tum - vùng đất Tây Nguyên bao la, hùng vĩ không phải là nơi sinh ra nhà thơ Tạ Văn Sỹ nhưng đã níu kéo ông định cư nơi này, để rồi những văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số đã thôi thúc ông khám phá tìm hiểu. Vì vậy, nói đến Kon Tum, người ta nhắc ngay đến 'nhà thơ xe ôm' nổi tiếng kiêm 'nhà địa phương học' - Tạ Văn Sỹ.


Nhà thơ Tạ Văn Sỹ. Ảnh: Hồng Hà
               Tạ Văn Sỹ yêu thơ, làm thơ từ năm 13 tuổi. Đến năm 15 tuổi, Tạ Văn Sỹ đã có thơ được in trên các báo và tạp chí ở Sài Gòn. Cuộc đời Tạ Văn Sỹ, “tai nạn” do thơ mang lại không ít, nhưng niềm đam mê thi ca thì cứ thế thấm đẫm trong con người ông.
               Rời quê hương Tây Sơn, Bình Định từ năm 1965 lên “định cư” tại Kon Tum, ông là người từng vác cuốc đi vỡ đất hoang làm rẫy sinh sống, rồi kể từ đó, ông đã chính thức trở thành “người con” của mảnh đất Tây Nguyên.
           Kon Tum - phố núi tuy không rộn ràng nhưng ấm áp, bởi những con đường chen núi đá, đá chen rừng. Thiên nhiên ban tặng cho Kon Tum một vẻ hoang sơ mà vương vấn lạ, đặc biệt, dòng sông Đăk Bla như dải lụa mềm uốn lượn, vắt ngang qua thành phố.
             Ngay từ năm 1992, nhà thơ Tạ Văn Sỹ đã sáng tác bài thơ “Một chút Kon Tum” như tấm lòng tri ân với mảnh đất quê hương thứ hai của mình. Lời thơ sâu lắng, thiết tha, thay tiếng lòng của người Kon Tum nhắn với khách phương xa về thăm phố núi. Bài thơ được nhạc sĩ Võ Ngọc Minh phổ nhạc phổ biến rộng rãi, ngay sau khi Kon Tum vừa chia tách khỏi tỉnh chung Gia Lai - Kon Tum.
“Bởi lần đầu anh đến thăm em
Em đưa anh thăm phố yên lành
Kon Tum nhỏ bởi lòng thung nhỏ
Chầm chậm thôi, vội bước chi nhanh
Anh thấy không, phố bốn bề xanh
Rừng vây quanh, núi cũng vây quanh
Đất vẫn xuôi mà sông chảy ngược
Trời rộng thênh, mây trắng yên lành...”
(Một chút Kon Tum).
             Tạ Văn Sỹ là một nhà thơ đặc biệt, người ta thường gọi ông là “nhà thơ xe ôm phố núi”. Ông là hội viên duy nhất của Hội Nhà văn Việt Nam không bằng cấp. Trên con đường mưu sinh bởi chiếc xe máy cà tàng, ông luôn mang trong mình tình yêu đối với quê hương, xứ sở, yêu người, yêu đời tha thiết để rồi bật lên những vần thơ thấm đẫm tình người:
“Vâng, thì tôi - kẻ đa tình
Dở - hay, thôi, cũng trời sinh vậy mà
Làm sao trong cõi người ta
Mà không yêu đến thiết tha hết mình
Mẹ cha cho cái xác hình
Trời thương cho cái tính tình thế thôi
Tôi si mê hết mọi người
Và yêu thương cả cuộc đời đáng yêu...”
(Đa tình).
Hay:
“Sống tràn qua những tuổi
Ngày tháng tuột sau lưng
Mắt quen nhìn thấy núi
Nên hồn xanh như rừng”
(Ở Kon Tum).
              Tạ Văn Sỹ đã dành cho Kon Tum - quê hương thứ hai của mình một tình cảm đặc biệt. Có quãng thời gian dài, ông đã cất công sưu tập, tuyển chọn và biên soạn Tuyển tập Kon Tum - Thơ với 123 tác giả, 123 bài thơ tiêu biểu về Kon Tum. Cuốn sách được đông đảo bạn đọc đánh giá như là một cuốn lịch sử Kon Tum bằng thơ.
               Tuy không bằng cấp, nhưng nhà thơ Tạ Văn Sỹ lại là người có vốn hiểu biết sâu rộng, đặc biệt là vốn hiểu biết về văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số Kon Tum, đến nỗi người ta còn gọi ông là “nhà địa phương học”. Nếu đến Kon Tum mà muốn tìm hiểu về vùng đất này, bạn cứ tìm gặp “nhà thơ xe ôm” Tạ Văn Sỹ.
                Ngoài sáng tác thơ, ông còn hăm hở viết báo, viết ký, phần nhiều trong đó là những bài viết về các vấn đề văn hóa - xã hội Kon Tum. Ông cũng đã cho ra mắt tập ký với nhan đề Tạp ký Kon Tum trên 280 trang, tập hợp những bài viết có liên quan đến những vấn đề văn hóa - xã hội của vùng đất Kon Tum đã được giới thiệu trên các báo và tạp chí cả nước.
                   Tạ Văn Sỹ tuy nghèo nhưng rất khí khái. Ông hay rong ruổi khắp nơi bằng chiếc xe máy cà tàng của mình để lấy tài liệu bài viết. Ông yêu thơ và thơ cũng đã đáp đền tấm chân tình của ông bằng bạn bè văn chương ở mọi miền đất nước. Đối với thơ, ông quan niệm: “Cuộc đời mỗi con người như một cuộc dạo chơi trong vườn hoa đầy hương và sắc. Muốn làm một nhà thơ, nhà văn, trước hết hãy là một con người có văn hóa, hãy trở thành nhà văn hóa. Văn hóa ở đây mang nghĩa rộng chứ không bó hẹp trong sách vở. Cái cần nhất vẫn là cái cốt cách một con người có văn hóa mới là người nhân văn...”.
              Nhà thơ Tạ Văn Sỹ, sinh năm 1955, tại Tây Sơn - Bình Định. Năm 1965, ông lên định cư tại Kon Tum cho đến nay. Ông là hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Kon Tum; Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam. Đến nay, nhà thơ Tạ Văn Sỹ đã xuất bản các tập thơ: Mặt đất (tập thơ, 1997), Cõi người (tập thơ, 2003), Trời xa (tập thơ, 2006), Tùy khúc (tập thơ, 2010), Thơ Kon Tum 100 năm (hợp tuyển, 2012), Kon Tum tạp ký (tạp văn, 2012), Ở núi (tập thơ, 2013). Ông đã được giải C cuộc thi thơ Tứ tuyệt của tập san Áo trắng - Nhà xuất bản Trẻ 1991, giải B về thơ của UBND tỉnh Kon Tum 2001, giải C cuộc thi thơ Lục bát của tuần Báo Văn nghệ trẻ 2002, giải A của UBND tỉnh Kon Tum năm 2013...
Nguyễn Thị Hồng Hà