Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

QUẢ HỒNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Quả hồng đối với sức khỏe 





 
Tốt cho hệ tiêu hóa:
Hồng là loại quả rất tốt khi bạn đang ăn kiêng, vị ngọt của nó chế ngự cơn đói rất tốt mà vẫn không có nhiều calories, bởi vậy các nhà dinh dưỡng khuyên những người thừa cân nên bổ sung hồng vào khẩu phần ăn của mình. Ngoài ra, hồng còn dùng để chữa rối loạn tiêu hóa nhờ chất keo pectin tự nhiên trong thịt quả, ngoài ra hồng còn là liều thuốc truyền thống trị các bệnh về dạ dày.

Ngăn ngừa các bệnh tim mạch:
Quả hồng chứa nhiều đường, hầu hết là đường glucose và fructose, giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường.

Ngừa bệnh ung thư:
Vì hồng có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư.

Chống lão hóa:
Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã chứng minh tác dụng chống lão hóa của hồng nhờ nhóm hợp chất proan – thocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa, củng cố thị lực.

Có tác dụng lợi tiểu:
Chỉ cần 3 – 4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc, vì vậy những người bị bệnh cao huyết áp được khuyên nên ăn hồng.

Làm đẹp da:
Vì chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc.

Giải rượu và chống say rượu:
Tannin trong quả hồng thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cơ thể, tăng tốc độ giải rượu, đồng thời Vitamin C phong phú trong hồng có tác dụng bảo vệ gan, làm gan hoạt động hiệu quả hơn. Nếu ăn hai quả hồng sau khi uống rượu, ngày hôm sau chúng ta sẽ không bị đau đầu.

Lưu ý khi ăn hồng

Không nên ăn trái hồng khi bụng đói: Lý do là hồng có chất tannin (gọi là mủ, một chất trong vỏ trái cây) và chất pectin (hóa chất trong trái cây), hai chất này tác hợp với axit dạ dày sẽ kết hợp lại rồi tạo ra những sạn trái hồng trong dạ dày, phải đi giải phẫu để lấy sạn này ra.
Nên gọt vỏ: Không nên ăn luôn vỏ vì trong vỏ chứa nhiều chất tannin đã nói trên.
Không ăn tráng miệng trái hồng sau khi ăn hải sản hoặc thực phẩm có protein cao: Theo Đông y, trái hồng và hải sản thuộc Hàn âm khí, ăn vào dễ lạnh bụng dẫn đến đau bụng.
Tiểu đường, không nên ăn trái hồng: Độ đường trái hồng cao 10,8% mà là loại đường có hại (sur – cose, fructose, glucose, tuy glucose rất cần thiết cho tế bào), những người tiểu đường ăn vào sẽ bị tăng đường trong máu.
Nhớ đánh răng súc miệng sau khi ăn hồng: Lý do cũng là chất tannin nơi các mảnh hồng nhỏ còn dính lại kẽ răng sẽ làm sâu răng, răng xỉn màu. (N.L)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét