Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

lời nhạc

  Dù nắng có mong manh (Anh Bằng)

                                  Trên bước chân say
Ta nghe tiếng phôi phai
Những đêm dài nhớ em
Xưa đã xa rời
Ôm nhau bước trong mưa
Em lạnh áo gió lùa
Còn lời nào cay đắng
xin cho nhau một lần
Trời còn làm mưa nắng
Men sầu vẫn mênh mang
Tình mặn nồng xưa đó
Mang quá nhiều mưa gió
Trên phím đời băng giá
  
Mây vần trôi hoang
như ta vẫn lang thang
Những con đường vắng em
Sao mãi chưa quên
Lênh đênh ngón tay tiên
Trên giòng suối tóc hiền
Từng nhịp đời đang vỡ
trong tim ta mơ hồ
Từng cọng buồn lá úa
rơi thành tiếng mưa khô
Cuộc tình đầy giông tố
Ta mãi ngồi quanh đó
ôm vết thương đã già


Ôi không còn gì dù một thoáng môi cười
Cho hạnh phúc nhỏ nhoi
Ôi ngày hồng đã úa
                                                                        Tình yêu ấy bây giờ thành dĩ vãng xa xưa



Năm tháng trôi qua
Hôn em gió mưa sa
Vẫn nghe lòng xót xa
Ôi bến si mê như ta đã si mê
Sao hồn mãi não nề



Còn ngày nào em đến
Mang dung nhan thiên thần
Để một lần tan biến
Ta làm kiếp thiêu thân
Chiều từng chiều phai nắng
Ôm nỗi buồn xa vắng
Thôi nhớ nhung đã tàn.!                                                                                                    LTKhkontum

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Món ăn từ hoa, nét độc đáo của ẩm thực 

Việt 







Kalynh Ngô

Khó ai có thể đếm được có tất cả bao nhiêu loài hoa chạy dài suốt ba miền Nam, Trung, Bắc của nước Việt. Từ những loài hoa đặc trưng chỉ có ở một vùng miền, cho đến những loại hoa mộc mạc, dân dã, hoa nào cũng có tên gọi riêng. 

Độc đáo là trong những cái tên ấy, có rất nhiều hoa không chỉ để ngắm nhìn, mà là cả một kho tàng ẩm thực ẩn náu bên trong, trở thành món ăn “quốc hồn-quốc túy.”
Miền Bắc gọi là hoa, miền trung miền nam thì kêu tiếng “bông” giản dị. Những loại hoa được dùng chế biến món ăn nhiều nhất có thể kể đến hoa súng, hoa thiên lý, hoa bí, hoa mướp, bông điên điển, bông so đũa, bông sầu đâu…là những cái tên đậm chất miền sông Tây nước. Ở nơi địa đầu đất nước thì lại có hoa ban, hoa tam giác mạch, nguyên liệu của các loại rượu cần và bánh gạo.
Từ những loại hoa này mà không biết bao nhiêu là món ăn đặc sản của từng vùng miền được sáng tạo nên. Rất đơn giản và bình dị như chính những loài hoa đó. Từ món luộc, xào, nấu canh cho đến những món được chế biến công phu để dùng mời khách đến thăm nhà. Người Việt vốn dĩ là hiếu khách.
Tất cả những món ăn từ hoa đều mang một vẻ riêng, nhưng đều giống nhau ở tính ngọt hiền và giải nhiệt, và có mặt suốt chiều dài đất nước.
Hoa Tam Giác Mạch hút hồn du khách. (Hình: Pool Photo)
Hoa tam giác mạch ở Hà Giang
Hoa tam giác mạch hiện diện ở Lào Cai, Cao Bằng, đặc biệt là Hà Giang, mảnh đất địa đầu phía Bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao chạm trời và nhiều sông suối. Cuối mùa thu, sau mùa lúa chín vàng, là trời nhuốm lạnh, cũng là thời gian tam giác mạch hẹn hò trổ hoa. Hoa tam giác mạch là điểm hút hồn người du lịch, hạt của hoa lại là nguyên liệu để ủ men rượu và làm nên loại bánh gọi là bánh tam giác mạch.
Bánh Tam Giác Mạch, loại bánh làm từ hoa tam giác mạch. (Hình: Pool Photo)
Sau khi phơi khô, hạt được xay nhỏ thành bột thật mịn. Bột nhào với nước thành một chất mềm dẽo rồi cho vào khuôn đúc tạo ra miếng bánh tròn, có màu tim tím. Chỉ có những ai đã từng đến Hà Giang, và gặp người dân bản địa mới có cơ hội dùng qua loại bánh tam giác mạch hiền hòa này.

Hoa ban núi rừng Tây Bắc
Hà Giang có tam giác mạch là níu lòng người thì hoa ban chính là biểu tượng của Tây Bắc, nở trắng cả núi rừng vào tháng Ba. Hoa ban là niềm tự hào của người dân tộc Thái. Sắc hoa đỏ, tím, và nhiều nhất là hoa ban trắng. Hoa mong manh, thuần khiết đến mê hồn. Có lẽ chính sự thuần khiết đó mà những cánh lá ban còn non có thể dùng làm loại thực phẩm thân thuộc hằng ngày của người dân tộc Thái.
Bà con dân tộc Thái vẫn thường sử dụng cánh hay những chiếc lá ban còn non để ăn như loại thực phẩm thông dụng hằng ngày. Hoa ban thì được chế biến thành món xào lạ miệng. Du khách lên thăm Tây Bắc lúc tiết trời tháng Ba sẽ dễ dàng gặp các cô gái Thái hái cánh hoa ban rừng bán trong các phiên chợ nhóm. Người mua về dùng như một loại “rau sạch” mà người miệt dưới hay gọi.
Du khách ghé thăm núi rừng Tây Bắc, dừng chân ở bản làng, sẽ được người bản xứ khoản đãi món hoa ban xào măng đắng. Món ăn thơm nồng vị ngọt của hoa ban, và cái đắng “hăng hăng” của cây măng rừng. Thêm nữa là món canh hoa ban với móng giò. Uống một chén canh nóng hổi với mùi hoa ban thơm lừng trong cái lạnh sương của Tây Bắc.
Trong dịp lễ, Tết, hội hè của người Tây Bắc thì những cách hoa ban sẽ điểm xuyến cho món xôi thêm đậm đà mùi thơm. Nhờ cánh hoa ban mà văn hóa ẩm thực của những đêm hội hè của núi rừng Tây Bắc mang màu sắc riêng biệt.
Hoa Thiên lý, hay Dạ Lý Hương
Đi ngược về miền xuôi, tìm về hoa thiên lý từ câu nói dân gian: “Thương chồng nấu cháo le le. Nấu canh thiên lý, nấu chè hạt sen.”
Thiên lý, hay còn gọi là Dạ Lý Hương, là loại cây rất dễ trồng và có hương thơm về đêm. Chỉ cần siêng chăm bón thì chỉ cần sau hai tháng là có thể thu hoạch làm rau ăn. Món ăn làm từ hoa thiên lý cũng đơn giản cũng như thế, nhưng rất bổ dưỡng và giàu vitamin. Hoa thiên lý rửa sạch, xào với thịt bò, hoặc đôi khi chỉ là tỏi thôi cũng đủ để lưu luyến khách mỗi lần ghé thăm bằng một bữa cơm dân dã. Mùi thơm hòa vào vị ngọt của hoa mang đến cho bữa ăn một hương vị tinh tế, đậm đà khó quên.
Hoa Thiên Lý xào thịt bò. (Hình: Pool Photo)
Những người “nhà quê” truyền nhau rằng không nên xào nấu hoa thiên lý trong thời gian lâu, vì như thế sẽ không còn giữ lại được hết chất dinh dưỡng và vị ngon ngọt của hoa.
Bông điên điển
Dọc về miền Tây sông nước, vừa nghe câu hát: “Ăn bông điên điển, nghiêng mình nhớ đất quê”. Vừa húp chén canh chua điên điển nấu cá linh, vừa ngắm hoa “mai vàng mùa nước nổi.” mới thấm được cái tình của miền Tây nam bộ chân chất đến thế nào.
Chỉ với một loại bông mà có thể nghĩ ra rất nhiều những món ăn ngon, đơn giản nhưng bổ dưỡng: gỏi chua bông điên điển, điên điển xào tôm/tép, thịt, điên điển nấu canh chua, điên điển làm dưa chua.
Gỏi bông điên điển. (Hình: Pool Photo)
Cứ đến mùa nước nổi thì loài bông mọc hoang này nở đầy những vùng quê sông nước. Bông điên điển tươi nguyên hái vào, chỉ cần rửa sạch rồi thêm một nồi cá kho là có ngay một bữa cơm ngon và bổ dưỡng. Cá, nhưng phải là cá linh, một loài cá từ Biển Hồ (Cambodia) theo mạch nước bơi về sông Tiền, sông Hậu. Cá linh kho với nước dừa. Đậm đà và quyến rũ. Ăn một lần, nhớ mãi một vùng quê!
Xưa nay, canh chua là món “ruột” của miền Tây. Nhưng chỉ có người miền Tây “thứ thiệt”, và duy nhất ở miền Tây mới có món canh chua bông điên điển. Chỉ đơn giản thêm vào vài bông hoa vàng, thì vị chua của me, vị ngọt của cá, điểm tô thêm mùi thơm của bông điên điển, sẽ tạo thành một mùi vị vô cùng quyến rũ.
Thuở ngày trước, người “miệt quê” vất vả bữa đói bữa no chọn bông điên điển nấu “độn” với cháo để có bữa ăn đạm bạc qua ngày. Ngày nay, chính bông điên điển là một thu nhập thêm cho cuộc sống của người dân quê.
Bông điên điển mang về rửa sạch, ngâm với giá sống, thêm lượng muối vừa đủ mặn mà. Khoảng hai đến ba ngày sau là có món dưa chua đặc trưng Nam Bộ. Món dưa cắn vào giòn tan, vừa chua, vừa mặn, thêm cái vị đắng đắng, nhẫn nhẫn của bông điên điển, dùng chung với cá kho, thịt kho, mắm kho cùng bát cơm nóng thơm mùi gạo mới.
Bông bí vàng
Có đi về Nam Kỳ Lục Tỉnh, có nghe câu hát ca dao: “Mẹ mong gả thiếp về vườn/Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh” mới thấy thói quen ẩm thực của người dân Nam Bộ giản dị như chính con người của họ: có gì ăn nấy.
Bông bí xào tỏi, đơn sơ nhưng thấm đẫm tình quê. (Hình: Pool Photo)
Mùa mưa về, chính là lúc giống cây bí rợ (ngô) bắt đầu ra bông, trổ nụ. Trái bí mà chúng ta làm thành món canh hầm thịt/giò ngon tuyệt là những bông bí cái, sau thời gian bông nở, nụ sẽ đậu thành trái. Những bông bí đực không thành trái sẽ rụng đi theo thuyết tự nhiên.
Nhưng rụng đi, chưa phải là hết. Chính những bông bí đực trở thành một loại rau dùng làm món ăn được nhiều người yêu thích,  thành nhiều món ăn có mặt trong bữa cơm gia đình. Khách ghé thăm nhà, sau những phút hàn huyên đã có thể thưởng thức ngay bữa cơm đơn sơ với ba món bông bí xào, luộc, nấu canh.
Thật ra, không chỉ riêng gì khách phương xa, mà ngay cả người bản địa của miền Tây cũng bị quyến rũ bởi món bông bí xào tỏi. Bông bí rửa sạch, cho vào chảo dầu nóng, phi thêm vài tép tỏi cho đượm hương, rồi bỏ bông bí vào, nêm gia vị vừa đủ ăn. Bông bí xào với lửa lớn, xào đều tay, và nhất là không được xào quá chín. Nếu không, sẽ không giữ được chất giòn và ngọt của bông. Mùi thơm của tỏi hòa cùng cái ngọt bùi của bông bí, thêm chén cơm trắng gạo dẻo thơm nồng, ai nỡ nào quên?
Dân dã nhất, đơn sơ nhất, và dinh dưỡng nhất là món bông bí luộc. Bông bí rửa sạch, luộc nhanh với nước thật sôi, thì chỉ cần chén nước mắm kho quẹt cũng níu chân người thực khách.
Còn nữa, người miền Tây còn có bông bầu, bông mướp được dùng để làm món canh nấu với tôm, ngọt thẫm lòng người.  Có người dùng để "um" với mỡ hay với hột vịt. Có người thì luộc dùng làm rau để chấm với các món kho.
Điệu đà hơn là bông cải trắng, bông cải xanh, bông cải ngọt dùng để xào với tôm, thịt. Bông cải nấu canh tôm thì mát và ngọt như chiêu cách giải nhiệt lòng người.

Có đi hết chặng đường dài từ địa đầu đất nước cho đến tận mũi Cà Mau, vẫn chưa thể khám phá hết những món ăn dân dã nhưng thấm đậm tình quê. Từ những bông, hoa đồng nội cho đến cây trồng, tất cả đều góp phần ghi dấu lên nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Việt Nam.

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

QUẢ HỒNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

Quả hồng đối với sức khỏe 





 
Tốt cho hệ tiêu hóa:
Hồng là loại quả rất tốt khi bạn đang ăn kiêng, vị ngọt của nó chế ngự cơn đói rất tốt mà vẫn không có nhiều calories, bởi vậy các nhà dinh dưỡng khuyên những người thừa cân nên bổ sung hồng vào khẩu phần ăn của mình. Ngoài ra, hồng còn dùng để chữa rối loạn tiêu hóa nhờ chất keo pectin tự nhiên trong thịt quả, ngoài ra hồng còn là liều thuốc truyền thống trị các bệnh về dạ dày.

Ngăn ngừa các bệnh tim mạch:
Quả hồng chứa nhiều đường, hầu hết là đường glucose và fructose, giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường.

Ngừa bệnh ung thư:
Vì hồng có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư.

Chống lão hóa:
Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã chứng minh tác dụng chống lão hóa của hồng nhờ nhóm hợp chất proan – thocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa, củng cố thị lực.

Có tác dụng lợi tiểu:
Chỉ cần 3 – 4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc, vì vậy những người bị bệnh cao huyết áp được khuyên nên ăn hồng.

Làm đẹp da:
Vì chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc.

Giải rượu và chống say rượu:
Tannin trong quả hồng thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cơ thể, tăng tốc độ giải rượu, đồng thời Vitamin C phong phú trong hồng có tác dụng bảo vệ gan, làm gan hoạt động hiệu quả hơn. Nếu ăn hai quả hồng sau khi uống rượu, ngày hôm sau chúng ta sẽ không bị đau đầu.

Lưu ý khi ăn hồng

Không nên ăn trái hồng khi bụng đói: Lý do là hồng có chất tannin (gọi là mủ, một chất trong vỏ trái cây) và chất pectin (hóa chất trong trái cây), hai chất này tác hợp với axit dạ dày sẽ kết hợp lại rồi tạo ra những sạn trái hồng trong dạ dày, phải đi giải phẫu để lấy sạn này ra.
Nên gọt vỏ: Không nên ăn luôn vỏ vì trong vỏ chứa nhiều chất tannin đã nói trên.
Không ăn tráng miệng trái hồng sau khi ăn hải sản hoặc thực phẩm có protein cao: Theo Đông y, trái hồng và hải sản thuộc Hàn âm khí, ăn vào dễ lạnh bụng dẫn đến đau bụng.
Tiểu đường, không nên ăn trái hồng: Độ đường trái hồng cao 10,8% mà là loại đường có hại (sur – cose, fructose, glucose, tuy glucose rất cần thiết cho tế bào), những người tiểu đường ăn vào sẽ bị tăng đường trong máu.
Nhớ đánh răng súc miệng sau khi ăn hồng: Lý do cũng là chất tannin nơi các mảnh hồng nhỏ còn dính lại kẽ răng sẽ làm sâu răng, răng xỉn màu. (N.L)

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

NHÂN 40 NĂM NGÀY GIỖ CỐ TRUNG TÁ LÊ ĐỒNG , THAM MƯU PHÓ CTCT ,CÙNG CÁC SĨ QUAN KHÁC THUỘC SƯ ĐOÀN 23 BB TRONG VỤ TAI NẠN MÁY BAY TẠI BUÔN HỒ ( BAN MÊ THUỘT) .


                      Trên đây là ảnh  cố Trung Tá  LÊ ĐỒNG ,    còn lại một số Sĩ Quan không nhớ họ tên ,  người đọc biết được thông tin danh tánh đề nghị bổ sung để tưởng nhớ !

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

HÌNH ẢNH GIA ĐÌNH ĐI NGHỈ HÈ TẠI NHA TRANG 6/2014

                                          BẤM VÀO ẢNH ĐỂ XEM LỚN HƠN !
                     HOẶC URL DƯỚI ĐÂY XEM NHIỀU ẢNH HƠN
https://drive.google.com/?tab=jo&authuser=0#folders/0B8H9CrvQaQqxc0hSTU5jRFdRMk0