Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

ĂN MÍT CHỐNG ĐÓI

                Ăn mít chống đói 
 , April  30, 2014 12:43:07 PM 


Đó là lời kêu của Liên Hiệp Quốc và Ngân Hàng Thế Giới được đăng trên tờ Guardian vài ngày trước đây.
Giới chuyên viên nghiên cứu nhận thấy mít, loại trái cây được tìm thấy rất nhiều ở Đông Nam Á, có thể thay thế cho lúa gạo, ngũ cốc, nhất là trong tình thế khí hậu biến đổi.
Mít có nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng có thể giúp người ta tránh đói. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Bởi vậy họ cổ võ mọi người nên ăn loại trái cây này nhiều hơn vì nó có thể giúp cho người ta tránh cơn đói.
“Rất kỳ diệu. Mít có thể cho người ta rất nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng.” Shyamala Reddy, một chuyên viên khảo cứu công nghệ sinh học tại Đại học Khoa Học Nông Nghiệp ở Bangalore, Ấn Độ, phát biểu. “Nếu người ta ăn từ 10 múi tới 12 múi mít thì người ta cũng không cần ăn gì khác trong nửa ngày.”
Gần đây, Cả Ngân Hàng Thế Giới và Liên Hiệp Quốc đều khuyến cáo rằng nhiệt độ trái đất lên cao hơn và mùa mưa trở nên bất thường nên đã làm cho sản lượng nông nghiệp thu hoạch được ít hơn, chỉ tính riêng về lúa mì và bắp. Hệ quả, trong những thập niên kế tiếp, rất có thể xảy ra các trận chiến thực phẩm.
Hiện nay, các chuyên viên khoa học nói rằng quả mít có thể giúp cho người ta sống như một giải pháp thay thế phần nào cho sự thiếu hụt thực phẩm.

Giá trị dinh dưỡng của mít

Mít được biết đến như một loại đặc sản nhiều chất dinh dưỡng, bên cạnh đó nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc dân gian rất tốt.
Mít có nhiều thịt, ngọt và thơm, ngoại trừ lớp vỏ có gai không ăn được, còn lại các phần khác của trái mít đều ăn được, chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Múi mít chín ăn rất thơm ngon. Xơ mít có thể dùng muối chua như muối dưa (gọi là nhút). Các quả mít non còn dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi… Hạt mít đem luộc, rang, nướng hay nấu với cơm ăn
Ngoại trừ lớp vỏ có gai không ăn được, còn lại các phần khác của trái mít đều ăn được, chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Về giá trị dinh dưỡng, trong thịt múi mít chín có protein 0,6-1,5% (tùy loại mít), glucid 11-14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho…
Theo bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam thì 100g mít có chứa 48kcal, nước 85,4g, protein 0,6g, gluxit 11,4g, canxi 21mg, photpho 28mg, sắt 0,40mg, betacaroten 180mg, vitamin C 5mg, phốt pho, vitamin B...
Nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn giàu Kali sẽ giúp giảm huyết áp mà trong mít lại chứa khá nhiều Kali, trong 100g có tới 300mg.
Trong mít có chứa nhiều chất phytonutrient (lignans, isoflavones và saponins) rất có lợi cho sức khỏe, chống lại ung thư, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày và làm chậm quá trình thoái hoá tế bào, tăng sức sống cho làn da.
Hạt mít cũng có giá trị dinh dưỡng như các loại hạt và củ khác, được dùng chống đói trong những ngày giáp hạt. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Protein và lipid của hạt mít khô tuy chưa bằng gạo, nhưng hơn hẳn khoai, bắp.
Với giá trị dinh dưỡng của mít cao như thế, ngày càng có nhiều người lựa chọn mít như một một loại trái cây chính cho gia đình của mình. (T.N.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét