Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

QUỐC LỘ 40 B QUẢNG NAM - KONTUM.

Đẹp kỳ thú thác nước 5 tầng

authorBài, ảnh: Quốc Tuấn  
Sự kiện: Du lịch Việt

(D V) Nằm bên quốc lộ 40B chạy từ Quảng Nam lên Kon Tum, con thác 5 tầng ngày đêm róc rách nước chảy, tạo thành một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà ai đi ngang qua cũng phải trầm trồ dừng chân chiêm ngưỡng.

             Thác nước 5 tầng thuộc địa phận xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My, một khu vực hẻo lánh tiếp giáp với núi rừng hùng vĩ của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Quốc lộ 40B dù đã được nâng cấp trải nhựa để thuận tiện giao thương nhưng vẫn quanh co, khúc khuỷu tạo nên sự hoang sơ và cuốn hút sự đam mê phượt của du khách.
             Thác nước 5 tầng là con thác nổi bật trong hàng chục con thác nguyên sơ ở núi rừng Trà My mà vùng hạ lưu khó có thể sở hữu. Trước đây nó thường được gọi là thác 3 tầng nhưng càng về sau người ta thấy rằng thực ra nó có tới 5 tầng và không biết từ lúc nào nó đã được mặc định với cái tên trên.
             Do nằm sâu trong đại ngàn nên con thác vẫn còn rất ít lượt khách biết đến. Cũng vì thế mà dòng nước ở đây trong vắt và chảy réo rắt đẹp tựa bức tranh thủy mặc. Không khí xung quanh nơi đây trong lành và bình yên đến lạ, thấp thoáng xa xa vài nóc nhà của bà con dân tộc Ca dong nằm rải rác lưng chừng núi khiến du khách cảm thấy xao xuyến đến nao lòng.
Dưới đây là những hình ảnh đẹp được ghi lại về thác nước 5 tầng.
dep ky thu thac nuoc 5 tang hinh anh 1
Những cung đường uốn lượn khi đến với thác 5 tầng.
dep ky thu thac nuoc 5 tang hinh anh 2
Bắc qua con thác có một cây cầu mang tên chính con thác.
dep ky thu thac nuoc 5 tang hinh anh 3

dep ky thu thac nuoc 5 tang hinh anh 4


dep ky thu thac nuoc 5 tang hinh anh 6Vẻ đẹp của con thác.
dep ky thu thac nuoc 5 tang hinh anh 7
Phượt thủ chụp hình kỷ niệm bên con thác.

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015



Có ai về lại con ngõ xưa?
Bài, ảnh: Bùi Việt Phương 
Sự kiện: Hương quê
(D V) Con ngõ xưa vắng lặng, chỉ có tiếng rì rào của cây lá hai bên đường cùng những bức tường rêu hoen, lá vàng rơi đầy ngõ và vẳng lên tiếng gà trưa...
Trở về quê hương, nơi thị trấn nhỏ nằm bên dãy núi, cảnh vật đã nhiều thay đổi. Thay cho con đường đất lỗ chỗ những ổ gà là lớp bê tông dày, thay cho mái ngói đỏ au là những ngôi nhà cao tầng trong nắng mới. Nhưng có lẽ, điều thú vị nhất gợi về trong tôi bao kỷ niệm là con ngõ xưa cũ kĩ của một thời vẫn nguyên dấu rêu phong.
        Ngày xưa hàng rào nhà rất  đơn giản nhưng công phu bởi tính nghệ thuật mà yên bình .

Ngày bé, chúng tôi vẫn thường cùng bạn bè chạy nhảy, vui đùa trong con ngõ ấy. Không có không gian thiên nhiên khoáng đạt như ở những vùng quê, con ngõ giữa phố xá trở thành một không gian tuổi thơ của lũ trẻ. Những trận bóng đá bằng trái banh nhựa trên chiếc “sân” dài ngoằn ngoèo như còn vang đâu đây những tiếng cười hồn nhiên. Những cô bé tóc vàng hoe dưới nắng mải chơi nhảy dây, chơi trốn tìm, đuổi bắt… Tiếng những chiếc xe đạp chuông đổ leng keng hòa cùng tiếng lách cách của chiếc cạp lồng nhôm khi người đi làm ca trở về. Ôi tất cả như còn văng vẳng đâu đây như chỉ vừa mới ngày hôm qua.
Dường như con người ta sống ở mảnh đất nào cũng thành quen, những gì gắn bó cũng trở thành quê hương thứ hai của mình. Chẳng có ai ở khu nhà tôi là người gốc ở đây, cuộc sống ngụ cư dần bám rễ mà biến những gì tạm bợ thành máu thịt. Những căn nhà nhỏ, thấp bé, che trở một tổ ấm bên trong, rồi tất cả lại về qua con ngõ, gặp nhau nói cười, hỏi han như người cùng làng, cùng xóm.
Con ngõ xưa, ai còn trở lại, chỉ thấy bóng mặt trời dần khuất sau những lô nhà, những bóng dáng tuổi thơ đã mất hút sau con ngõ ấy để một mai trở về với mái tóc pha sương. Có một chút gì rưng rưng trong khóe mắt, gần lắm mà xa xôi. Tất cả như vừa mới đây thôi mà đã tuột khỏi tay mình. Chỉ còn lại con ngõ xưa vắng vẻ mà đầy ắp yêu thương.

                                                                                        LTKh sưu tầm

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

rượu cần Tây Nguyên

Vương vấn hương rượu cần Tây Nguyên

authorBài, ảnh: Hoàng Lê  
Sự kiện: Du lịch Việt

(Dân Việt) Uống rượu cần là một sinh hoạt truyền thống mang đậm chất văn hoá của đồng bào Tây Nguyên. Sẽ là thiếu sót khi bạn đến nơi này mà không thưởng thức hương vị của rượu cần - một đặc sản vùng cao nguyên.


   
Đến Tây Nguyên, lần nào tôi cũng cùng với một số người bạn mua vài chum rượu cần để mang về làm quà. Gần như, những ai thưởng thức mùi vị của loại rượu này đều tấm tắc khen ngon bởi hương vị của nó rất đặc biệt, có thể gọi là “có một không hai”.
Đồng bào Tây Nguyên từ lâu đã xem rượu cần là một nét đẹp trong văn hoá giao tiếp. Bởi uống rượu cần vào con người mới thăng hoa, âm nhạc mới bốc đến độ cao trào, mọi khả năng nghệ thuật mới được biểu hiện đến mức tuôn chảy tự nhiên. Song cái biểu hiện để nhận biết nhất ở rượu cần là sợi dây gắn kết từng cá nhân với cộng đồng. Thông qua đó mọi người hiểu biết nhau hơn, xích lại gần nhau, đoàn kết vượt qua mọi thử thách.
vuong van huong ruou can tay nguyen hinh anh 1
Du khách giao lưu, thưởng thức rượu cần. (ảnh: Hoàng Lê)
Theo chia sẻ của một số vị cao niên, mỗi khi gia đình có việc, không cần mời mọc mà chỉ cần một tín hiệu như tiếng tù và hoặc hồi chiêng, trống thì cả làng đều có mặt, cùng góp rượu và vật chất để chia sẻ niềm vui, hay những khó khăn, mất mát, đau thương. Rượu cần đã gắn bó với các dân tộc Tây Nguyên qua bao thăng trầm của lịch sử. Cũng vì những giá trị đó, rượu cần đối với con người Tây Nguyên có giá trị thiêng liêng, nâng tầm văn hoá trong đời sống ở nơi này.
vuong van huong ruou can tay nguyen hinh anh 2
Rượu cần là một đặc sản của đồng bào Tây Nguyên. (ảnh: Hoàng Lê)
Để có được chum rượu cần tuyệt diệu cần phải có gạo, ngô, khoai, sắn, chuối, dứa, các loại củ, quả, vỏ trấu và chum đựng. Cách làm phổ thông và đơn giản nhất là dùng gạo tẻ hoặc nếp đãi sạch, ngâm nước lã hoặc nước ấm. Đổ ra rá, dội nước lạnh cho sạch, trộn đều vỏ trấu, đồ chín kỹ rồi đổ ra mẹt để nguội, trộn đều men, theo tỷ lệ một gạo hai trấu (1 kg gạo, 2 kg trấu), 0,5 lạng men (không kể một số loại men mạnh bằng lá tươi). Ủ kỹ bằng lá (hoặc ni lông thật kín) từ 5-7 ngày đến khi dậy mùi thơm, đem đổ vào chum (hoặc hũ) bịt thật kín (dùng tro bếp sạch, hoà nước đặc sền sệt đắp kín, chặt miệng chum) để ở nơi khô ráo, sạch sẽ mười ngày sau thì đem uống.
vuong van huong ruou can tay nguyen hinh anh 3
Hương vị rượu cần lan toả khắp các vùng miền. (ảnh: Hoàng Lê)
Những người thợ nấu rượu ở đây còn cho biết thêm rằng, bí quyết để làm nên hương vị rượu cần đặc trưng của Tây Nguyên là ở chất gây men. Chất gây men được làm từ lá rừng và thường được giữ kín, không tiết lộ cho người ngoài sắc tộc. Về cách chế biến thật đơn giản nhưng độc đáo: Men và tinh bột được trộn đều, bên trong phủ lớp trấu dùng để ủ. Sau đó, thay vì mang đi chưng cất bằng nhiệt như các loại rượu thường, người ta đem chôn sâu xuống đất đúng 100 ngày. Dĩ nhiên, thời gian chôn càng lâu rượu càng thơm ngon, quyến rũ. Ðiểm nữa, trước khi uống phải đổ đầy nước suối vào với mục đích hòa tan chất cồn trong nước đầu tiên này gọi là nước cốt. Nước cốt màu vàng sánh, có mùi hương lan tỏa tuyệt vời hết sức đặc trưng.
Rượu cần độc đáo không chỉ vì mùi vị tuyệt hảo mà còn độc đáo trong cách thưởng thức. Có thể nói, đây là loại rượu duy nhất không uống bằng ly mà được người dùng bằng cách hút cần. Rượu cần không phải là thức uống giải sầu, cũng không phải dùng để nhậu nhẹt, đánh chén. Vì thế, người ta thường uống rượu cần rồi hoà cùng những điệu nhảy, điệu múa, là ánh mắt, lời ca trong tiếng cồng chiêng và tiếng suối reo.
Qua chum rượu cần, người ta xích lại gần nhau hơn, thương yêu đùm bọc nhau hơn. Ðiều này có thể giải thích lý do vì sao càng ngày càng có nhiều du khách ngoại quốc tìm đến rượu cần như là một sản phẩm văn hóa đầy sức hấp dẫn của rừng núi Việt Nam.

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Trò chơi quanh đống rơm

authorMinh Khuyên  
Sự kiện: Hương quê

(D V) Mấy đứa nhỏ hơn thì rượt đuổi, rồi vật nhau ngã lăn ngay dưới chân những đống rơm đó. Rơm thơm mùa gặt mới như hút hồn những đứa trẻ. Bởi vậy, ngày này qua ngày khác, hầu như không chiều nào bên những cây rơm mới lại vắng bóng trẻ trong xóm nô đùa.

   
Bước vào mùa đông, những cơn mưa đã dứt, ruộng lúa cũng bắt đầu trổ bông, ngâm sữa rồi chín vàng. Đó đây, người dân bắt đầu vào vụ gặt, đập.
Ngày xưa, ở miền Tây Nam bộ, nông dân làm lúa mùa, mỗi năm một vụ, tháng mười một, tháng chạp là đã có lúa chín đem về sân. Trâu đạp, người đập để ra lúa hột. Lúa đóng cho chủ điền xong, còn lại thì ví bồ để ăn cho đến vụ mùa mới. Nhìn cây rơm cao hay thấp, người nông dân có thể đoán biết chủ nhà đó năm ấy ruộng trúng hoặc thất mùa.
Rơm thơm mùa gặt mới được người dân quê tận dụng chất thành cây ở ngay phía sau hè, ngoài sân vườn, bên gốc cây. Nhà nào có nuôi trâu, bò thì đây coi như là nguồn thức ăn dự trữ cho chúng trong những ngày nắng hạn khan hiếm cỏ tươi. Rơm cũng có thể là chất đốt quan trọng để các bà, các mẹ chụm những nồi cơm gạo mới.

Cây rơm sau nhà (ảnh:  Sưu tầm)
Và cũng từ cây rơm thơm mùa gặt mới ấy, chiều chiều đám trẻ con trong xóm tụ tập lại để đùa giỡn. Những em trai bạo dạn thì nhảy từ trên cao xuống trong sự tán thưởng của bạn bè. Những em khác thì sình bao, bắt bồ rồi vẽ ranh, làm mức để u hấp hay trốn tìm. Có em trốn mệt rồi ngủ luôn cho đến khi có bạn kiếm gặp mới chịu thức dậy và … chơi tiếp.
tro choi quanh dong rom hinh anh 2
Đùa giỡn dưới chân đống rơm (ảnh mang tính minh họa; nguồn: Internet)
Mấy đứa nhỏ hơn thì rượt đuổi rồi vật nhau ngã lăn dưới chân những đống rơm. Rơm thơm mùa gặt mới như hút hồn những đứa trẻ ngày xưa ấy. Bởi vậy, ngày này qua ngày khác hầu như không chiều nào dưới những cây rơm thơm mùa gặt mới vắng bóng trẻ con trong xóm.
Một không gian yên bình và tình quê chan chứa đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ trong xóm tôi. Để rồi những ai đã từng trải qua những ngày tháng cùng đùa giỡn bên nhau, trong một không gian đậm đặc hương vị đồng quê ấy sẽ in mãi kỷ niệm bên mình.
Tình yêu quê hương, tình cảm bạn bè, làng xóm, lòng nhân ái, vị tha góp phần hình thành nên nhân cách con người có lẽ bắt đầu từ những điều tưởng chừng như giản đơn ấy!

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Đậm đà món thịt kho măng rừng mùa mưa lạnh

authorBài, ảnh: Hiền Lê  
Sự kiện: Ẩm thực Việt

(D V) Mùa mưa, măng rừng mọc vô số kể với nhiều loại như măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng le…Các loại măng này có thể chế biến thành nhiều món ăn, nhưng có lẽ ngon nhất, đậm đà bản sắc vùng núi là món thịt kho măng rừng( Măng Le đặc sản Kontum).

   
Tôi trở lại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông sau những ngày mưa. Dừng lại bên con suối nước chảy róc rách, nghe tiếng chim vẫn hót du dương bên cánh rừng già như níu bước chân người lữ khách. Theo chân một người dân địa phương, chúng tôi đi vào rừng để tìm măng và khám phá, chiêm nghiệm về cuộc sống của con người và cảnh vật vùng rừng hoang sơ này.
Sau những trận mưa lớn, đất trời như bừng tỉnh, cây cối xanh tươi. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp mấy chú bé đi tìm rau dại. Nhưng ở vùng rừng này, nhiều nhất vẫn là măng rừng mọc lên như nấm sau mưa.


Măng rừng có nhiều loại với nhiều mùi vị khác nhau, thứ thì đăng đắng, thứ thì ngọt lành nhưng tất cả đều là “lộc trời” mà thiên nhiên ban tặng. Không phân, không thuốc cũng không cần đến bàn tay chăm bón của con người, ấy vậy mà từng búp măng sinh sôi nảy nở, hình chóp đều cứ lú nhú mọc lên thật thích mắt. Chúng tôi chọn vài búp măng trúc mang về để gia chủ mang đi kho thịt, đó cũng chính là món ăn đặc sản của cư dân miền núi nơi đây.
Đã từng được thưởng thức nhiều món măng, nhưng hương vị thơm ngon đặc trưng của món thịt kho măng rừng nơi đây vẫn khiến tôi tò mò về cách chế biến để cho ra lò món ăn đậm đà như thế. Gần như người phụ nữ nào trong làng cũng đều biết cách nấu món này, bởi đây là món ăn quen thuộc và cũng là món được người dân mang ra giới thiệu với khách miền xuôi. Nguyên liệu chính là thịt ba rọi và củ măng rừng, nếu có thêm ít trứng thì món ăn sẽ phong phú hơn.
Lần này, tôi được chị chủ nhà trực tiếp chỉ tường tận cách chế biến. Thịt ba rọi sau khi rửa sạch, mang vào ướp cùng tỏi, gia vị và ít nước màu rồi trộn đều để chừng 10 phút cho ngấm. Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn, thịt vào đảo đều thịt cho tới khi gần chín rồi mới cho thêm chút nước vào đun trên lửa riu riu. Đợi khi nước gần cạn, thịt chín hẳn thì cho măng rừng vào, đảo đều tay, thêm ít ớt trái, hạt tiêu rồi tắt lửa và nhắc xuống, bày món ăn ra đĩa.
Món thịt kho măng rừng ăn kèm với cơm nóng trong những ngày mưa lạnh thì cực kỳ hấp dẫn. Đối với cư dân sở tại, món ăn này vốn dĩ quá quen thuộc nhưng đối với chúng tôi thì nó thật lạ miệng bởi hương vị của ngọn măng rừng tươi ngọt lịm, không có mùi he, ăn mà không biết chán.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Măng Le Kontum có vị đắng và thơm , khi mới hái về còn tươi nhất là nấu canh và kho với thịt heo rất ngon ,đặc biệt hơn phải chấm với muối é  là không chê vào đâu được ( cây é trắng ,dòng họ rau quế ăn phở)  . Măng tươi Kontum khi phơi khô có giá trị kinh tế cao ,là nguồn thu nhập của nhiều lao động  nông thôn , nhiều gia đình đã có cuộc sống tốt hơn khi tự hái về phơi khô bán lại cho các doanh nghiệp làm mặt hàng xuất khẩu , khách phương xa đến du lịch tìm mua để làm quà biếu .... Vào dịp tháng giáp tết mặt hàng này rất khan hiếm ,giá cả tăng cao do nhu cầu đột biến , các nhà kinh doanh thu mua chở đi cung cấp các tỉnh ,thành phố .
                                                                                                                                                                                                                                                 LTKh
                                              

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Nắng chiều thu và những thảm lá vàng

authorBùi Việt Phương  
Sự kiện: Hương quê

(D V) Vào những ngày chính thu, khi cái nóng oi ả, những trận mưa rào như trút nước đã lui dần, nhường chỗ cho sương giăng, heo may, chiều về trên những thảm lá khô luôn gợi một ấn tượng về bức tranh phong cảnh mĩ lệ. Nơi ấy, nắng chiều thu soi vàng đám lá trong mảnh vườn của một làng quê yên tĩnh, trong khuôn viên của một ngôi biệt thự cổ, hay một góc rừng hoang vắng...


   
Nhớ lại ngày còn nhỏ, vào những buổi chiều được nghỉ học, tôi cùng mấy đứa bạn thường mang sách vào sân chùa học bài. Ở đây không gian yên tĩnh, chỉ có tiếng gió thổi khe khẽ trên tán cây và tiếng chim lảnh lót vui tai. Chính ở nơi đây đã có biết bao bài toán khó được giải, bao câu văn hay chứa đựng cảnh sắc quê hương đã được chúng tôi viết trong trang vở học trò.
Trong số những người bạn của tôi, có người đã trở thành họa sĩ với khởi đầu là những nét vẽ về cảnh sắc của không gian ấy. Dưới những tán cây cao vút, thảm lá khô vàng, trải đều như tấm thảm.


Cũng những chiếc lá vàng thu ấy, mới xuân rồi còn là mầm lộc xanh nõn nà, mùa hạ còn xanh thẫm đậm sắc diệp lục của nắng, gió, mưa rào… mà giờ là hình hài khô héo của thùy lá và lớp xương khô cứng. Mỗi khi chân ta bước qua, lại vang lên những tiếng xào xạc như vọng âm của thời gian.
Khi nắng chiều thu xuống, xiên chếch từ sườn núi, lưng đồi, lọt qua tán cây, lọt xuống thảm lá như ngọn đèn sân khấu rọi vào một tiêu điểm giữa xung quanh là bóng tối tạo ra một cảnh sắc rất lạ. Trước khi bóng tối phủ xuống nơi mái mái, ngõ xóm làng quê, thời khắc đó là một sự ngưng đọng, gợi bao kỷ niệm.
Nhớ ngày xưa, thời khắc ấy là khi mẹ trở về từ phiên chợ xa, cha đi làm ăn xa trở về tới đầu ngõ cất tiếng gọi lũ trẻ chúng tôi ra có quà, dù chỉ là những chiếc kẹo vừng mộc mạc.
Sau này, đi trên những con phố tấp nập, có đôi lần ghé mắt nhìn vào những không gian hiếm hoi của một ngôi chùa, mảnh vườn của ngôi biệt thự cổ - nơi còn lưu chút dấu tích thiên nhiên của nắng chiều thutĩnh lặng giữa phố phồn hoa chật hẹp. Cuộc sống thì luôn vẫn như vậy, muôn vàn lo toan, bon chen xô bồ,… Cần lắm những khoảng khắc thu như thế, dù chỉ một chút yên tĩnh cũng đưa ta có phút giây trở về, suy tư những gì đã qua, những gì đã mất đi và thêm yêu cuộc đời hơn.

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Ký ức về hoa dâm bụt!

authorBài, ảnh: Nhất Huỳnh  
Sự kiện: Hương quê

(Dân Việt) Chẳng biết tự bao giờ, ở quê tôi khi dựng nhà, dựng cửa xong xuôi, bà con thường trồng cây dâm bụt (bông bụt) để làm hàng rào quanh nhà. Hàng rào này với những bông hoa đỏ tươi lung linh như chiếc đèn lồng nổi bật trên nền lá xanh mơn mởn đã trở thành kỉ niệm đẹp, khó phai nhòa trong tâm trí của người dân quê tôi.

   
Bông bụt là loại cây dân dã, mộc mạc, dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều, chỉ cần cắm cành nơi đất ẩm là đâm chồi, nẩy lá. Và cách người dân quê tôi trồng bông bụt làm hàng rào cũng rất độc đáo, thể hiện tình đoàn kết xóm giềng và sức sống mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh của loài cây này.
ky uc ve hoa dam but! hinh anh 1
Hàng rào dâm bụt xanh mởn, mộc mạc chốn quê nhà (Ảnh: Nhất Huỳnh)
Thông thường, người ta sẽ chờ khi nhà hàng xóm cắt tỉa bông bụt thì sẽ qua xin những cành non ấy, nếu không đủ thì mới xin thêm cành già hơn. Mang về nhà, hai ba người xúm xít lại dùng dao chặt những cây, cành ấy thành những đoạn ngắn cỡ gang tay. Đặc biệt khi chặt, phải vạt nhọn hai đầu chứ không tề bằng vì theo kinh nghiệm khi găm xuống đất thì những cành đó bắt rễ nhanh hơn, mau tươi tốt hơn. Sau khi găm xuống đất, chỉ độ một hai tuần là chúng nhanh chóng đâm chồi nảy lộc và từ đó bất chấp mưa nắng hay gió bão, bông bụp vẫn vươn lên xanh tốt thành hàng rào giản đơn, mộc mạc, đậm dấu ấn riêng.
Những ngày còn bé, tôi thích nhất là lẽo đẽo theo sau xem cha tôi tỉa cắt hàng rào bông bụt. Nhìn cha tôi mồ hôi nhễ nhại, cẩn thận, nhẹ nhàng tỉa cắt, tôi buộc miệng hỏi: “Cha ơi! Sao không để hàng rào cao thiệt cao mà lại cắt nó xuống vậy cha?”. Cha tôi cười hiền lành, trìu mến nhìn tôi: “Từ hồi cha còn nhỏ, ông nội đã dặn cha như vậy rồi, khi thấy hàng rào bông bụp cao quá, thì phải cắt cho thấp xuống, để cho thông thoáng, khi có khách tìm nhà mình thì cũng dễ tìm con à!”. Ngẫm nghĩ cho tới bây giờ, đã khôn lớn, tôi mới hiểu hết ý nghĩa câu nói ấy của cha. Và phải công nhận là cha tôi khéo tay lắm, chỉ một loáng thôi là hàng rào nhà tôi đã đều tăm tắp.
  
Chớm hè, những bông hoa đỏ tươi là điểm nhấn ấn tượng trên hàng rào bông bụp xanh mơn mởn, nhìn thích mắt lắm. Khung cảnh đẹp như tranh ấy ở quê khiến tôi không thể nào quên. Nhớ lại thuở ấu thơ nhiều kỉ niệm, ngày ấy ở xóm tôi đứa trẻ nào mà không bị cha mẹ bắt đi ngủ trưa chứ? Nhưng cái tính mê chơi bên hàng rào bông bụt xanh mát luôn cuốn hút bọn trẻ chúng tôi, đứa nào đứa ấy rình đợi cha mẹ đi ruộng là lẻn ra hàng rào bông bụp, giả tiếng mèo kêu ra hiệu cho mấy đứa bạn nhà bên tụ tập rất nhanh. Những lá dâm bụt được hái giả làm tiền, còn những bông dâm bụt đỏ chói được mấy đứa con gái dùng làm vòng đeo cổ, hay chế nguyên liệu để chơi trò chơi nấu ăn.

Đâu chỉ vậy, không hiểu sao những đứa con gái khéo tay nhẹ nhàng kéo sợi chỉ từ nhụy của bông ra rồi biến những bông hoa thành những cái lồng đèn rực đỏ lung linh... Chỉ những trò chơi ấy thôi mà trong buổi trưa hè luôn đầy ắp tiếng nói cười rộn rã, mang theo những mơ mộng của bọn trẻ con hồn nhiên, ngây thơ, nhưng không bao giờ quên được.
ky uc ve hoa dam but! hinh anh 2
Bông bụp đỏ tươi, lung linh trong nắng hè. (Ảnh: Nhất Huỳnh).
Ngày chị tôi đi lấy chồng, hàng dâm bụt lại chứng kiến cảnh mẹ khóc thầm trong nước mắt buồn vui. Khi đó, cùng là những ngày hè, hàng bông bụt đỏ chói những bông hoa. Bên đàng trai vừa rước dâu ra khỏi cổng nhà, chị Hai quay lại nhìn cha và đứa em thân thương đang vẫy tay chào, còn mẹ không ra tiễn mà đứng nép vào hàng rào dâm bụt để nhìn theo chị mà nghẹn ngào xúc động.

Giờ đây, cuộc sống với biết bao thay đổi, hàng xóm láng giềng đã thay hàng rào bông bụp thuở nào thành hàng rào “cao tường kín cổng”. Thế nhưng cha tôi vẫn chăm chút cho hàng rào bông bụt vì muốn giữ lại  mảng xanh mát thân thương. Dù ai có khuyên, có nói thế nào cha tôi cũng quyết không phá bỏ hàng rào bông bụt này, vì có ai hiểu, đó là "báu vật" của nhà, có từ hồi nội còn sống để lại. Những buổi chiều gió mát rượi, cha cùng mấy chú hàng xóm ngồi bàn trà cạnh hàng rào bông bụt đàm đạo, ngắm hoa, rồi cao hứng ngâm bài “Hoa mộc cận” của Nguyễn Trãi:

Ánh nước hoa in một đóa hồng/Vết nhơ chẳng bén, bụt là lòng
Chiều mai nở chiều hôm rụng/ Sự lạ cho hay tuyệt sắc không”.

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015


Đôi Chân Trần
                                           Y Phôn Ksor


Tôi muốn quên đi  tháng với ngày
Cha đi lượm quả ngọt rừng,
Cho con đỡ đói qua đêm !


Tôi muốn quên đi đôi chân trần
Cha đi lượm từng hạt thóc,
Cho con một bữa cơm chiều !


Ôi ngày tháng, đôi vai gầy
Run run tựa vào hàng cây
Ôi thời gian, hãy quên đi
Đôi chân cồng kềnh cha đi giữa rừng hoang vu
Lưng cha thì đội nắng gầy
Ôi tóc bạc tựa trăng soi
Cả một  đời và cả cuộc đời
Đôi chân trần .

Kon Tum: Thầy giáo dạy Sử đam mê khoa học



Đi trên đường phố TP Kon Tum (Kon Tum) thời gian gần đây, mọi người dễ nhận thấy sự xuất hiện một chiếc xe đạp rất lạ. Xe đạp nhưng chạy với vận tốc ngang ngửa với xe máy trong thành phố.

Chủ nhân của chiếc xe đạp lạ là thầy Trần Đình Thuy (42 tuổi, giáo viên dạy Sử, Trường THCS Trần Khánh Dư, xã Quang Vinh, TP Kon Tum). Điều đặc biệt ở chỗ tuy là một giáo viên dạy Lịch sử song thầy lại có niềm đam mê khoa học. Trong nhà, thầy Thuy dành 1 góc nhỏ cho niềm đam mê của mình.
kon-tum-thay-giao-day-su-dam-me-khoa-hoc
Chiếc xe đạp cộng lực của thầy Thuy.
Thầy giáo dạy Sử và bảng vàng thành tích làm khoa học
Đối với nhiều người dân 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum thì thầy Thuy không còn xa lạ khi sở hữu nhiều sáng kiến có ứng dụng thực tiễn cao. Trong đó phải kể đến 3 công trình nghiên cứu, rồi chính tay thầy chế tạo ra để đưa vào thực tiễn như: Khóa nước phao bi và bình năng lượng mặt trời cao hơn bồn; xe đạp cộng lực; 1 công trình khác cùng với học sinh của mình làm là thiết bị nhổ mỳ bằng tay; còn các công trình nhỏ khác thì khó có thể liệt kê hết.
Mới ra lò nhất, sau 1 năm thí nghiệm và chế tạo là chiếc xe đạp cộng lực. Chiếc xe của thầy đi đến đâu, người đi đường ai cũng phải trố mắt nhìn. Nhìn vì xe đạp gì lại có cánh quạt trước xe? Xe sao chỉ đạp chân mà lại chạy nhanh như xe máy? Còn nhiều câu hỏi được đặt ra đối với chiếc xe đạp lần đầu tiên xuất hiện trong các phương tiện giao thông.
kon-tum-thay-giao-day-su-dam-me-khoa-hoc
Các nghiên cứu của thầy có ứng dụng thực tiễn rất cao trong cuộc sống
Thầy Thuy chia sẻ, tôi có ý tưởng này khá lâu, nhưng chỉ với đồng lương thầy giáo cấp 2 nên chưa triển khai sớm được. Cách đây hơn 1 năm, có người bạn cho mượn 1 ít tiền thế là tôi bắt tay làm. Ngoài cái khó của đồng tiền, vật liệu để chế tạo ra các thiết bị trên xe còn khó khăn gấp bội.
Riêng mấy cánh quạt và cái bầu đón gió, tôi đã phải lục tung các khu chợ mà không có. Cuối cùng tôi tìm mua mấy lá tôm về tự tay gò ra, tốn hơi nhiều công sức nhưng lại hiệu quả. Chi phí bỏ ra chưa tính tiền công, 1 năm qua mất hơn chục triệu.
Ưu điểm xe đạp của thầy Thuy là có tua bin phía trước sẽ đón gió làm cho nó quay, qua bộ xích răng chuyển hướng sẽ làm cho lực được truyền xuống bánh, khi đó xe đi nhẹ hơn. Khi chạy xe không bị cản gió bởi người ngồi trên, mà còn biến gió đó thành lực giúp xe chạy nhanh hơn. Nếu đi với vận tốc 30km/h thì xe sẽ cộng thêm được 1 lực khoảng gần 25%.
“Lúc đầu trình bày ý tưởng, nhiều người bảo tôi điên. Lắp tua bin gió trước xe thì bị cản ngược lại, xe đạp thêm nặng. Lắp xong chạy thử, người bình thường có thể đạp được vận tốc 40km/h thì họ mới tin. Với xe này, giờ tôi có thể đạp xe hàng chục cây số mà không thấy mệt” – thầy Thuy nói.
kon-tum-thay-giao-day-su-dam-me-khoa-hoc
Xe đạp chạy ngang ngửa với xe máy trong đường phố.
Còn nói về thiết bị nhổ sắn, thầy Thuy cho biết thêm, đây là công trình lớn của 2 thầy trò. Thiết bị đó, thầy và học sinh lớp 9 Y Da Di mày mò gần 2 năm mới ra. Tiện ích lớn nhất của máy là giúp giải phóng sức lao động trong mỗi mùa thu hoạch sắn trên rẫy. Máy nhổ nhẹ nhàng và nhanh hơn. Thiết bị đó đơn giản, làm ra cũng không tốn bao nhiêu nên tôi chỉ làm mẫu để cho bà con học hỏi làm theo.
Còn về khóa nước phao bi và máy năng lượng mặt trời cao hơn bồn nước thì hiện nay đã được ứng dụng khá nhiều ở Kon Tum. Nhờ có máy của thầy, bồn nước dùng năng lượng mặt trời không phải treo lên cao, không cần làm giá đỡ bồn tiết giảm chi phí. Nước trong bình có thể để qua đêm đến sáng vẫn còn nóng, vào mùa đông, bình vẫn thu được nhiệt để làm nóng nước bên trong.
kon-tum-thay-giao-day-su-dam-me-khoa-hoc
Góc nhỏ nghiên cứu, chế tạo của thầy.
Còn sức, còn chế tạo!
Là một thầy giáo dạy Sử nhưng lại có niềm đam mê khoa học. Trong nhà, thầy Thuy dành 1 góc nhỏ cho niềm đam mê đó. Căn phòng không có vật dụng gì như các phòng nghiên cứu, chủ yếu mấy máy hàn xì, mấy vật liệu rẻ tiền khác. Ngoài thời gian lên lớp và soạn giáo án, thầy lại vào góc nhỏ để thỏa chí nghiên cứu, chế tạo.
Theo tâm sự của thầy Thuy, từ nhỏ, cậu bé Thuy đã có niềm đam mê nghiên cứu, sáng chế. Nhiều ý tưởng của Thuy bấy giờ, khiến nhiều thầy cô phải rất bất ngờ. Để có nhiều thời gian dành cho khoa học, thầy Thuy đã có quyết định bước ngoặt khi chuyển công việc từ Ban dân vận sang làm thầy giáo cấp 2. Theo thầy Thuy: “Ngoài thời gian đến lớp, mình có thể tranh thủ những lúc nhàn rỗi, đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu, chế tạo”.
“Nhiều lúc đi mua thiết bị phải giấu vợ là đi xin về, chứ thực ra tôi mượn tiền mua. Kinh tế trong gia đình vợ lo cả, đồng lương giáo viên của 2 vợ chồng chẳng được bao nhiêu, nhiều người bảo tôi dở hơi. Nhiều lúc điều ra tiếng vào cũng làm vợ tôi buồn, nhưng khi thấy máy móc của tôi phục vụ cho cuộc sống nhiều người, tôi và vợ lại thấy vui”, thầy Thuy chia sẻ.
Được hỏi liệu anh có theo đuổi con đường nghiên cứu, chế tạo khi kính phí vay mượn ngày càng lớn? Anh Thuy vẫn cười vui vẻ khẳng định chắc nịch: “Có chứ. Giờ nó đã ăn vào máu rồi, bỏ cũng không được. Nhiều điều tôi còn ấp ủ mà chưa làm được, phải tận dụng lúc còn có sức để chế tạo ra nhiều thứ khác giúp người dân nghèo nơi đây”.

                                                                Bài trên Tin Tây Nguyên


Kon Tum: Khám phá ngôi làng cổ Kon K’Tu


Nằm bên dòng Đăk Blah thơ mộng, làng cổ Kon K’Tu của đồng bào dân tộc Ba Na thuộc xã Đăkrơwa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Nằm bên dòng Đăk Blah thơ mộng, làng cổ Kon K’Tu của đồng bào dân tộc Ba Na thuộc xã Đăkrơwa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, từ lâu đã thu hút du khách bởi không gian yên bình, mang đậm văn hóa bản địa Tây Nguyên.
Làng cổ Kon K’Tu với hơn 300 hộ dân có quá trình tạo dựng và cư trú lâu đời hiện đang tồn tại hàng chục nhà sàn mang kiến trúc đặc hữu của dân tộc Ba Na, vây quanh bên ngôi nhà Rông truyền thống. Cùng với đó là các phong tục, tập quán, những điệu múa, những tiếng cồng chiêng tạo nên không gian văn hóa truyền thống của người dân nơi đây. Điều này cũng như một điểm nhấn của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong không gian làng cổ Kon K’Tu .
Nhiều người Ba Na rất kiêu hãnh với Kon K’Tu không vì làng giàu có về vật chất mà bởi làng vẫn giữ được những nét cổ kính, hùng vĩ và hoang sơ.
Nhiều người Ba Na rất kiêu hãnh với Kon K’Tu không vì làng giàu có về vật chất mà bởi làng vẫn giữ được những nét cổ kính, hùng vĩ và hoang sơ. (Ảnh: Internet)
Với nhiều làng ở khu vực Tây Nguyên, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc có thể chịu tác động phần nào do sự phát triển của kinh tế xã hội, nhưng riêng làng Kon K’Tu thì vẫn giữ cho mình những nhịp điệu vốn có trong cuộc sống thường nhật của đồng bào bản địa. Người dân nơi đây vẫn hàng ngày lên rừng làm nương, săn con nai, con dúi, phụ nữ trong làng thì dệt vải, đan gùi. Chiều chiều, khi hoàng hôn buông xuống, mấy chiếc thuyền độc mộc lại nhẹ lướt trên dòng Đăk Blah, đưa những người dân trở về sau một ngày làm việc trên nương rẫy, theo sau họ có thể là gánh củi khô, hay gùi rau hái được ở rừng để dùng cho bữa tối. Bên dòng nước, nhiều người cũng tranh thủ tắm giặt, trẻ con thì nô đùa trên bãi cát ven bờ… Khung cảnh thật đẹp về một cuộc sống bình yên mà thi vị giữa chốn núi rừng Tây Nguyên.
Hiện tại, làng cổ Kon K’Tu vẫn tổ chức các lễ hội của riêng mình với những bài cồng chiêng, điệu múa xoang ở nhà Rông của làng. Theo nghiên cứu, người Ba Na Kon Tum có vốn văn hóa dân gian cổ truyền khá đậm đà, ngoài cồng chiêng còn có nhiều loại nhạc cụ truyền thống độc đáo như: đàn T’rưng, Ting glinh (đàn nước), Tingning (đàn quả bầu). Ngoài ra, người Ba Na còn có nhiều làn điệu dân ca giao duyên mượt mà đằm thắm cùng với nhiều kiểu hát kể phong phú như: Hri ‘Nhoi (hát đồng dao), Hri Mơ’Mon, Hri HơNhoông, Hri Cheo, Hri Troôm…, đặc biệt nhất là Hri Hơ’Mon (hát kể sử thi Ba Na)…

                                                                     Bài trên Tin Tây Nguyên


Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Kon Tum quê hương tôi đó
Khác hẳn đôi mắt dữ dội giữa buổi chiều cao nguyên ở Buôn Mê Thuột hay vẻ xô bồ giàu có của Pleiku, thành phố Kon Tum chỉ là một góc rất bé, rất hiền, rất chậm chạp , y như khi cầm một nắm đất đỏ trong tay, người ta ngửi thấy mùi thơm dịu từ sắc màu rất dữ dội đó.
Thác Dak Chè - trên đèo Lò Xo trên đường QL 14 (KonTum - Quảng Nam)

Chiều mưa nhỏ dưới mái nhà thờ

              Dòng sông Đak Bla vt ngangvà un mình quanh thành ph nh. Kon Tum, bui chiu ph nh chút sương mù. Cao nguyên bt đu co người trước cơn rét nh vì đ cao nhưng không vì thế mt đi chút sc màu d di đc trưng ca bt c nơi đâu trên di đt núi cao vút này.
             Sông Đak Bla đúng là không phi mt kiu tình ca sến rn như h Xuân Hương ca Đà Lt, nó ào ào kiu thác khi mùa lũ v, ri li lng chng ngái ng khi mùa nước cn. Dù thế nào, người đến Kon Tum cũng cn phi dành ra nhng khong thi gian tĩnh lng đ ngm nhìn Đak Bla. Nó là khi đu ca mt hành trình dài và thú v biết chng nào.

            Thành ph này biết nhc nh du khách bng cm xúc ca tình yêu. Dù không phi là nơi đy nhng con đường lá me bay hay ghế đá hng h, Kon Tum có nhng khonh khc nh xíu khiến người ta như ngã vào tình yêu lúc nào chng hay.
           Đó là bui chiu mưa Tòa tng giám mc hay nhà Th G, bn có th d dàng tìm thy nhng khonh khc rt tĩnh lng bên vườn hoa được trng ngăn np. Không khí mát du hoà vào cuc trò chuyn ca giáo dân tr đến hc hoc r nhau đi chơi quanh nhà th.

Nhà Thờ Gỗ trong trung tâm thành phố Kon Tum

              Khác vi s uy nghiêm lng lng ca các nhà th nơi khác, c hai công trình kiến trúc tôn giáo kiu Pháp này đu khiêm cung và tinh tế, ta ra v đp rt hòa hp vi núi rng cao nguyên. Màu g tô thm đen khiến c s cu kì ca nhng nét chm khc trên g tr nên gin d mt cách ni bt trên nn ca c không gian rp cây xanh xung quanh các nhà th. Đây là hai nơi rt đc bit mà dường như bt c ai cũng nh khi ghé li thành ph nh này.
              Khi y, cơn mưa nh kh khàng tuôn mình xung nhng th g đen giòn chu sương gió, Kon Tum chìm vào bui chiu vương đy lãng mn.
                         Đèo  Vi-Ô-Lắc Trên Quốc Lộ 24 KonTum - Quảng Ngãi .          Ảnh Trần Lâm
Mắt cao nguyên dưới mái nhà rông

             Nếu là mt người mê ngm nhìn, ch cn mt chiếc xe máy, đi xa khi thành ph hơn chc km, bn đã nhìn thy t v trí cao nhng ngôi nhà rông khng l thp thoáng đây đó trên trin đi quanh co.
            Nhà rông là biu hin rc r và đ s nht cho nét đp ca các dân tc sinh sng gn thành ph này. Cng đng ca h rng ln, sng tri dài trong nhng buôn làng xen k gn các con l ln dn vào ph. Cuc sng ca h biến đng nhiu khi đô th xut hin gia núi rng như vy.
            Nhưng Kon Tom là đô th rt đc bit, vi s hòa hp khác hn vi nét l lm và tách bit ca cư dân rng núi trong Buôn Mê Thut (Đk Lk) hay Pleiku (Gia Lai). Làng dân tc đây hin din nh nhàng như hơi th tt yếu ca đi sng. H vn mc nhng trang phc quen thuc, cày cy và chăn nuôi theo cách riêng ca cng đng.
            Mi làng đu dành ra nhiu ngày công lao đng đ xây mái nhà rông gi yên cho làng. Nhà rông cao lênh khênh, mái lá lp đy công phu, ct nhà là thân cây c th to ln. Nhà rông gi linh hn ca làng được bình an. Nhà rông là chn t hào tiếp khách và truyn đi câu chuyn hn ct ca người già đ li.


Nhà Rông Tây Nguyên 

             S thú v lm nếu bn thy đuôi dòng Đak Bla đon dn vào thành ph là nhiu mái nhà rông thp thoáng xen k nhau. Mi ngôi nhà khng l đó đng đu làng, ch đi thêm vài bước chân, bn gp ngay đám tr nghch ngm hoc người già đóng kh cười rt hin lành. Có th bn s tìm thy mt cao nguyên, trong ánh nhìn hoang dã, rc r, kiêu hãnh và cha đy nhng khong tri đó.

Quanh co cao nguyên dã quỳ

           Không bao gi là tha đ bt đu nhiu ngày lái xe máy Kon Tum. Ch cn đi đến mt bùng binh nh, nhìn thy các mũi tên: Sa Thy, Măng Đen, Ngc Hi, và chn ngay mt cái tên bn thích, bn s chng hi tiếc vì bt c chng đường nào mình s đi.


Dã quỳ sẽ làm người ta nhớ nhung, mê man và rồi yêu Kon Tum mất…

               Con đường đến các huyn Kon Tum không phi là mt th thách kiu lên cao nguyên lái xe xuyên núi xuyên rng. Đó đơn gin là các con đường vi cây xanh rp bóng, bình nguyên bao la và nhng đon đèo bé hùng vĩ.

              Đường đến Sa Thy cha nhng đon tho nguyên c thp le te và mơ màng trong nng lnh. Đường lên Măng Đen quanh co và but giá hơn theo tng khúc đ cao. Ngc Hi là con đường rt đp, cnh quan thay đi liên tc.

             Cui năm, khi hoa dã quỳ n vàng hết các ngõ ngách ca tàng cây xanh, Kon Tum rùng mình mt cái hoá nên lng ly và đp đến nhc nhi.

 Tượng Quan Âm tại Tu Viện Khánh Lâm -Măng Đen Huyện KonPlong -KonTum.

            Có nhng người đến tìm Kon Tum vào mùa dã quỳ n, có người thèm ngm mưa bên mái Nhà Th G, nhưng ai đến đây ri cũng nh dòng Đakbla chy hoài màu đt đ và mái nhà rông như nm nh gia tri xanh bao la.
            Kon Tum xinh đ
p, và lúc nào cũng mơ màng…


                                                           Phượt Ký của  Khải Đơn                                                                                                                   Theo diendantaynguyen.com