Một thoáng nhà thờ Gỗ
Bài, ảnh: Thanh Ly
(Dân Việt) Tôi đến thăm Kon Tum một ngày cuối tháng 6. Ước mơ chiêm ngưỡng mùa hoa dã quỳ không thực hiện được nhưng còn nguyên vẹn những cảm xúc về ngôi làng Kon Klor xinh xắn; về một tòa Giám mục thanh thoát, yên bình với hai hàng sứ nở hoa trắng muốt, thơm dịu dàng ...
Và đặc biệt là, dẫu bây giờ đã thực sự rời xa mà sao vẻ đẹp màu nâu vàng cà chít của nhà thờ Gỗ nổi bật giữa bầu trời xanh cứ ám ảnh trong tôi.
Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Kon Tum, nhà thờ Gỗ với hơn 100 tuổi đời vốn là niềm tự hào của người dân nơi đây. Đầu thế kỉ XIX, theo con đường “Muối, gốm sứ và cồng chiêng” từ Quảng Ngãi lên Kon Tum, hàng loạt các nhà thờ bằng gỗ hoặc tre, tranh nhỏ được người Pháp xây dựng. Năm 1913, linh mục Giuse Decrouille quyết định xây dựng ngôi nhà thờ lớn với vật liệu là gỗ cà chít để phục vụ cho việc truyền đạo; đến năm 1918 nhà thờ gỗ mới hoàn tất.
Đến thăm nhà thờ bất cứ thời điểm nào trong ngày, dù tiết trời buổi sương mù lãng đãng vây quanh hay buổi trưa trời hanh heo gió núi thổi, du khách đều cảm nhận được vẻ đẹp uy nghiêm, sang trọng của kiểu kiến trúc phương Tây pha lẫn sắc thái văn hóa dân tộc Ba Na.
Kỳ diệu nhất là khi bước vào trong giáo đường, một không gian mở ra thênh thang, rất nhiều khung cửa kính màu vẽ các điển tích trong kinh thánh, các khung cửa này tạo nên một thứ ánh sáng tráng lệ cho giáo đường. Đặc biệt sau khi tham quan, chiêm ngưỡng bên trong nhà thờ, du khách thong dong thả bước trong hoa viên, rồi không thể không ồ lên ngỡ ngàng trước bức tượng thân gỗ nguyên sơ Đức Mẹ, hay thánh giá và các tượng trang trí bằng gốc rễ cây rừng làm không gian mang đậm màu sắc đại ngà...
Một chiều, khi mưa phơ phất tràn qua góc phố đang ở, chợt nhớ tha thiết nhà thờ Gỗ Tây Nguyên. Ở đó, có những tà áo dài thấp thoáng đi về phía giáo đường. Và cả màu gỗ nâu vàng đã qua bao mùa sương nắng cùng lời rì rầm của gió núi như muốn nhắn nhủ lữ khách một lần quay trở lại...
Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Kon Tum, nhà thờ Gỗ với hơn 100 tuổi đời vốn là niềm tự hào của người dân nơi đây. Đầu thế kỉ XIX, theo con đường “Muối, gốm sứ và cồng chiêng” từ Quảng Ngãi lên Kon Tum, hàng loạt các nhà thờ bằng gỗ hoặc tre, tranh nhỏ được người Pháp xây dựng. Năm 1913, linh mục Giuse Decrouille quyết định xây dựng ngôi nhà thờ lớn với vật liệu là gỗ cà chít để phục vụ cho việc truyền đạo; đến năm 1918 nhà thờ gỗ mới hoàn tất.
Chính diện nhà thờ gỗ Kon Tum.
Toàn bộ nhà thờ được đặt trên sàn giống kiểu nhà người Ba Na, cao hơn một mét so với mặt đất. Bên trong nhà thờ là một hệ thống công trình khép kín,... Các công trình trên đều xây dựng từ gỗ cà chít, một loại gỗ nổi tiếng là bền chắc; tường bằng đất sét trộn rơm theo truyền thống của người miền Trung.Đến thăm nhà thờ bất cứ thời điểm nào trong ngày, dù tiết trời buổi sương mù lãng đãng vây quanh hay buổi trưa trời hanh heo gió núi thổi, du khách đều cảm nhận được vẻ đẹp uy nghiêm, sang trọng của kiểu kiến trúc phương Tây pha lẫn sắc thái văn hóa dân tộc Ba Na.
Kỳ diệu nhất là khi bước vào trong giáo đường, một không gian mở ra thênh thang, rất nhiều khung cửa kính màu vẽ các điển tích trong kinh thánh, các khung cửa này tạo nên một thứ ánh sáng tráng lệ cho giáo đường. Đặc biệt sau khi tham quan, chiêm ngưỡng bên trong nhà thờ, du khách thong dong thả bước trong hoa viên, rồi không thể không ồ lên ngỡ ngàng trước bức tượng thân gỗ nguyên sơ Đức Mẹ, hay thánh giá và các tượng trang trí bằng gốc rễ cây rừng làm không gian mang đậm màu sắc đại ngà...
Một chiều, khi mưa phơ phất tràn qua góc phố đang ở, chợt nhớ tha thiết nhà thờ Gỗ Tây Nguyên. Ở đó, có những tà áo dài thấp thoáng đi về phía giáo đường. Và cả màu gỗ nâu vàng đã qua bao mùa sương nắng cùng lời rì rầm của gió núi như muốn nhắn nhủ lữ khách một lần quay trở lại...
Nhà thờ từ hướng cổng phụ bên phải.
Bên trong giáo đường nhà thờ Gỗ.
Khung cửa kính màu vẽ các điển tích tạo nên một thứ ánh sáng tráng lệ cho giáo đường.
Một góc hoa viên nhà thờ.
Du khách vui chơi nơi hoa viên nhà thờ.
Tượng Đức Mẹ được làm từ một thân gỗ nguyên sơ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét